Cách Chữa Rôm Sảy Cho Bé Nhanh Chóng và Hiệu Quả

Spread the love

Trẻ bị rôm sảy là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt trong mùa hè oi ả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị rôm sảy cho trẻ.

Mùa hè, thời tiết nóng bức, trẻ em thường dễ bị rôm sảy gây khó chịu, ngứa ngáy. Vấn đề “Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?” luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đường Quốc Trưởng – Bác sĩ Nhi khoa, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, rôm sảy không có thuốc đặc trị và cha mẹ không nên tự ý mua thuốc rôm sảy điều trị cho con mà nên đến các bác sĩ để được tư vấn về thuốc rôm sảy phù hợp nhất cho bé.



1. Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy?


Bác sĩ Trưởng cho biết, rôm sảy (Miliaria) xảy ra do tác nghẽn của tuyến mồ hôi gây ra tình trạng ứ đọng mồ hôi dưới da. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em.

Có 2 nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy:

– Do tình tiết mồ hôi trên da: khi nóng ẩm, vận động nhiều, sốt,…

– Giảm sự bài tiết của mồ hôi qua da: mặc quần áo, quần kín, tã quá chặt, quần lót; thoa kem, phấn không phù hợp bịt kín bề mặt da,…


“Rôm sảy là tình trạng hay xuất hiện ở trẻ do thời tiết nóng bức hoặc quần áo trẻ mặc quá chặt ảnh hưởng bởi tiết của tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện, việc vận động nhiều liên quan đến chuyển hóa khiến mồ hôi ở trẻ nhỏ dễ dàng gây nên tình trạng rôm sảy hay là ngứa”,

bác sĩ Trưởng cho hay.

Rôm sảy xảy ra do tác nghẽn của tuyến mồ hôi gây ra tình trạng ứ đọng mồ hôi dưới da. (Ảnh: Internet)



2. Phân loại rôm sảy ở bé


Được biết, tình trạng rôm sảy càng nặng hơn ở trẻ sơ sinh do cấu trúc tuyến mồ hôi chưa phát triển, trẻ ngứa gây làm da tổn thương thành mỏng và nhọt nhất.

Dựa vào mức độ tác nghẽn mà rôm sảy chia làm 3 loại chính:

– Rôm sảy dạng tinh thể (Miliaria crystalline): là sự tác nghẽn chỉ ở nông, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuần tuổi, là các mụn nước nông và bệnh tự thoái lui trong vài ngày.

– Rôm sảy sần đỏ (Miliaria rubra): là sự tác nghẽn và rồ rĩ mồ hôi vào dưới lớp sừng, ngứa nhiều.

– Rôm sâu (Miliaria profunda): là sự tác nghẽn mồ hôi ở lớp sâu (giữa thượng bì – bì). Bệnh do rôm sảy sần đỏ tái đi tái lại nhiều lần gây tổn thương nghiêm trọng tuyến mồ hôi.



Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?


Khi trẻ bị rôm sảy, nhiều cha mẹ thắc mắc “

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

”, tuy nhiên để điều trị rôm sảy, chế độ chăm sóc của cha mẹ rất quan trọng vừa giúp điều trị rôm sảy nhanh hết vừa góp phần dự phòng rôm sảy.

Theo bác sĩ Trưởng, rôm sảy không có thuốc và các bác sĩ không lạm dụng thuốc để điều trị bệnh thông thường. Tuy nhiên, do các bé hay gãi nên gây nên tình trạng bị nhiễm như viêm da, loét da, hoặc các mẹ dùng thuốc bôi không rõ nguồn gốc khi bệnh vẫn tiếp diễn.


“Tùy thuộc vào loại rôm sảy mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tắm và thuốc thoa thích hợp như gel tắm dịu nhẹ, thuốc thoa giảm ngứa, giảm viêm… Nhưng những thuốc đó chỉ giúp giảm triệu chứng mà không điều trị sâu bệnh, vì vậy nếu tình trạng khó chịu thậm chí rôm sảy không điiều trị sau một thời gian, khi thời tiết dịu đi sẽ dẫn đến rôm sảy lại tăng lên”,

bác sĩ Trưởng chia sẻ.


Các mẹ nên găng tạo không gian mát mẻ, thông thoáng cho con. Quần áo thoáng mát, thay thường xuyên cho con. Về vấn đề tìm nước lạnh, các mẹ lưu ý là không nên kỵ khi gây xước những vị trí rôm sảy. Những lá mướp đắng, chè xanh cho trẻ sơ sinh mẹ nên b-1531438051-626-width450height300.jpg”>

Cha mẹ có thể chọn các loại lá có tính giảm ngứa, kháng viêm tắm cho bé. (Ảnh: Internet)



4. Chế độ chăm sóc bé bị rôm sảy


Cũng theo chuyên gia da liễu, khi bé có triệu chứng nổi sần đỏ, mẩn nước các vị trí mặt, lưng, cổ,…cha mẹ nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để bé được điều trị chính xác.

Cha mẹ không nên tự ý thoa kem, thoa dầu dừa, dầu oliu, tự mua thuốc, bôi phấn, tắm nước lá, xát chanh… trên những vùng da trầy xước của bé vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về bôi khi trẻ bị rôm sảy mà cần có sự tham vấn từ bác sĩ. (Ảnh: Internet)

Cha mẹ cần đảm bảo nội sinh hoạt của bé thông mắt (tốt nhất có điều hòa khoảng 28 độ), tránh quần áo quá chặt và ẩm quá kín.

Đồng thời, cha mẹ nên giữ cho da trẻ luôn khô mát: Mặc quần áo cotton thấm mồ hôi, thay quần áo ướt mồ hôi cho bé (cha mẹ có thể lau sạch người bé trước khi thay quần áo).

Ngoài ra, cha mẹ nên cắt móng tay cho bé, hạn chế cho bé đi ra nắng từ 10h-16h, khi ra ngoài cho bé mặc quần áo dài và luôn đảm bảo đủ nước cho bé.

Back To Top