3 Công Thức Chè Nếp Cẩm Ngon Bổ, Ai Cũng Thích

Spread the love

Khám phá ba cách nấu chè nếp cam ngon miệng và bổ dưỡng, là sự lựa chọn tuyệt vời cho mùa hè này.

Nếp cẩm là loại gạo quen thuộc, bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như sữa chua nếp cẩm, chè nếp cẩm, cẩm rượu nếp cẩm… mà món nào cũng được lòng người thưởng thức. Trong đó, chè nếp cẩm được nhiều người yêu thích bởi sự độc đáo và hấp dẫn của nó.

Chè nếp cẩm có nhiều cách nấu, chủ yếu là kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau như khoai môn, đậu trắng, hạt sen… hoặc đơn giản chỉ là nếp cẩm nấu xong rồi trộn với sữa chua cũng ngon vô cùng.

Tham khảo 3 cách nấu chè nếp cẩm dưới đây để thay đổi khẩu vị cho cả nhà nhé!


1. CHÈ NẾP CẨM ĐẬU VÁN TRẮNG


1.1 Nguyên liệu nấu chè nếp cẩm đậu ván trắng

– Nếp cẩm: 300g

– Đậu trắng: 200g

– Nước cốt dừa

– Lá dứa hoặc tinh dầu thơm

– Đường

– Muối


1.2 Cách nấu chè nếp cẩm đậu ván trắng


Bước 1: Nấu nếp cẩm

– Nếp cẩm vo sạch, ngâm khoảng 3 giờ để khi nấu nếp cẩm sẽ mau chín mềm.

– Sau đó cho nếp cẩm vào nồi ninh cùng với hạt muối cho đến khi chín mềm.


Bước 2: Thêm đường

– Khi thấy hạt nếp cẩm mềm, đổ thì thêm lượng đường đủ ngọt vào sau đó đun thêm 2-3 phút để nếp cẩm ngấm vị ngọt.


Bước 3: Nấu đậu ván trắng

– Đậu ván trắng rửa sạch, nhất bỏ hạt lép, sấu, ngâm nơi.

– Sau đó cho đậu ván trắng vào ninh mềm, hạt đậu vẫn phải còn nguyên hạt. Tương tự như nếp cẩm cũng cho lượng đường vừa đủ ngọt rồi đun thêm vài phút để đậu ván trắng thêm ngọt.


Bước 4: Nấu nước cốt dừa

– Nước cốt dừa rót từ từ vào nồi, chờ thêm khoảng 3 muỗng đường rồi đun lên bếp cho tới khi nước cốt dừa hơi sền sệt là được.


Bước 5: Hoàn thiện chè nếp cẩm đậu ván trắng

– Khi nếp cẩm, đậu ván trắng, nước cốt dừa đã chuẩn bị xong, bạn chỉ việc múc chè nếp cẩm cho vào bát, thêm ít đậu ván trắng rồi từ từ rót nước cốt dừa lên là được.

– Chè nếp cẩm đậu ván trắng có vị ngọt ngọt, vị béo của nước cốt dừa, vị dẻo ở nếp cẩm, bùi bùi của đậu ván, rất hợp cho các bữa ăn vặt.


2. CHÈ NẾP CẨM SỮA DỪA


2.1 Nguyên liệu nấu chè nếp cẩm sữa dừa

– 100g gạo nếp cẩm

– 100g gạo nếp

– 1 quả xoài, ½ quả thanh long

– 500ml sữa dừa

– 50-100g đường (tùy sở thích)

– Đá (tùy thích).


2.2 Cách nấu chè nếp cẩm sữa dừa


Bước 1: Nấu gạo

– Vo sạch gạo nếp, sau đó ngâm riêng từng loại gạo nếp qua đêm.

– Trộn 2 loại gạo với nhau rồi cho vào nồi cắm điện, thêm lượng nước xâm xấp mặt gạo và nấu như thông thường (khoảng 60 phút).


Bước 2: Trộn nếp cẩm với đường

– Khi gạo chín, hạt gạo dẻo, mềm thì thêm đường vào và trộn đều để người ăn thích cho vào bát hay cốc.


Bước 3: Sấy chế hoa quả

– Thanh long, xoài gọt vỏ cắt miếng vừa ăn.


Bước 4: Nấu sữa dừa

– Cho nước cốt dừa vào nồi, đun nhở lửa. Thêm đường phèn hoặc đường cát vào và nấu cho đến khi đường tan hoàn toàn. Sau đó bạn tắt bếp và để nước cốt dừa nguội.


Bước 5: Cách thưởng thức chè nếp cẩm sữa dừa

– Cho nếp cẩm ra bát, từ từ rót nước cốt dừa vào bát nếp cẩm, thêm vài miếng xoài và thanh long ăn kèm. Bạn cũng có thể thêm vài viên đá lạnh nếu thích.


3. CHÈ NẾP CẨM KHOAI MÔN


3.1 Nguyên liệu nấu chè nếp cẩm khoai môn

– 200gr gạo nếp cẩm, vo sạch để ráo nước

– 100gr gạo nếp, vo sạch để ráo nước

– 1/2 củ khoai môn, gọt vỏ thái hạt lựu thật sạch

– 160gr đường

– 1800ml nước

– 1/2 lon nước cốt dừa

– 1 xíu muối, 1 bát lá dứa, 1/2 thìa bột năng, 1 thìa đường


3.2 Cách nấu chè nếp cẩm khoai môn


Bước 1: Nấu nếp

– Cho nước và nếp vào nồi đun sôi thì thêm nếp cẩm và nếp trắng, lá dứa vào nồi khuấy đều, đun sôi thì vẫn lưu ý nấu cho đến khi nếp chín.


Bước 2: Làm chín khoai môn

– Khoai môn cho vào tô súp rồi cho vào lò vi sóng quay 5 phút sau đó lấy ra.


Bước 3: Nấu chè nếp cẩm khoai môn

– Khi nếp đã chín bạn cho khoai môn vào nồi chè nếp tiếp đến khi khoai môn chín thì cho đường vào nồi đun sôi trở lại, nếm xem độ ngọt như thế nào thì tắt bếp.

– Cho nước cốt dừa, 2 thìa đường, 150ml nước, 1 ít lá dứa vào nồi đun sôi sau đó hòa bột năng với xíu nước rồi cho từ từ vào nồi để xem độ dẻo của chè nếp cẩm.


Bước 4: Cách thưởng thức chè nếp cẩm khoai môn

– Múc chè nếp cẩm khoai môn ra bát và chan nước cốt dừa lên rồi thưởng thức ngay khi còn nóng hoặc lạnh đều ngon tuyệt.


4. LƯU Ý KHI NẤU CHÈ NẾP CẨM


4.1 Cách chọn nếp cẩm khi nấu chè

– Chọn hạt trọn, thon, có màu tím thẳm tự nhiên mà không phải do màu nhuộm thực phẩm.

– Không nên chọn gạo nếp cẩm bị bạc bụng hay có màu trắng lạ thường. Đó là do gạo đã bị xay sát quá kỹ là mất đi lớp cám dinh dưỡng bao quanh.

– Cho vào hạt gạo vào miệng nhai thử, nếu gạo nếp cẩm ngon sẽ có vị ngọt nhẹ, không có mùi lạ, còn gạo kém chất lượng sẽ có vị nhạt và lạt.


4.2 Lưu ý trong quá trình nấu chè

– Ngâm gạo nếp cẩm là quá trình rất quan trọng, giúp gạo mềm dẻo hơn, vị thì chắc chắn không nên bỏ qua bước này.

– Khi nấu cần kiểm tra để tránh hạt gạo bị nát quá không ngon hoặc làm cẩm nếp bị khê, cháy, mất hấp dẫn.

Với 3 cách nấu chè nếp cẩm trên đây hy vọng mang đến cho gia đình bạn những món ăn vặt đổi vị vừa ngon lại bổ dưỡng.

Back To Top