Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường xuất hiện trong mùa giao mùa, cần được chú ý và phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh chân tay miệng – một căn bệnh nhiễm siêu vi nhạy cảm, dễ lây lan thường gặp ở trẻ nhỏ – có đặc trưng bởi các vết loét ở miệng và phát ban ở bàn tay và bàn chân. Căn bệnh này xuất hiện ở con người có biểu hiện giống như bệnh loét miệng ở gia súc, nguyên nhân chính là do virus coxsackie gây ra.
Nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này là nhiễm trùng coxsackievirus A16. Coxsackievirus thuộc về một nhóm vi rút mang tên nonpolio enteroviruses. Một số loại enterovirus khác đôi khi cũng có thể gây ra bệnh về chân tay miệng như coxsackievirus.
Đường uống là nguồn chính để bệnh nhân nhiễm coxsackievirus nói riêng và bệnh chân tay miệng nói chung. Bệnh này thường có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc các loại như:
– Dịch mũi hoặc dịch họng;
– Nước bọt;
– Phân;
– Khí khi ho hoặc hắt hơi;
– Môi trường xuất hiện người bệnh, …
Căn bệnh nguy hiểm này phát triển phổ biến ở trẻ em (do vấn đề vệ sinh như trẻ hay ngậm tay, đi vệ sinh bừa bãi), điều này là lý do các trường hợp học hoặc vườn trẻ là môi trường dễ dàng tiếp xúc bệnh nhất.
Khả năng bùng phát bệnh tăng cao nhất ở mùa hè và mùa thu ở các vùng khí hậu ôn đới, còn ở vùng nhiệt đới, dịch bệnh có thể xảy ra quanh năm.
Bệnh chân tay miệng có lẽ là căn bệnh mang nhiều triệu chứng nhất. Người bệnh thường sẽ gặp phải tất cả những dấu hiệu dưới đây, tuy nhiên một số người lại chỉ mắc 1 – 2 biểu hiện:
– Sốt;
– Viêm họng;
– Mệt mỏi, khó chịu;
– Xuất hiện những đốm đau đỏ có màu đen ở trên lưỡi, nướu và bên trong má;
– Phát ban đậu, không ngứa nhưng bị phồng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi là môi;
– Đau miệng.
Khoảng thời gian trung bình từ khi nhiễm trùng đến khi phát bệnh và xuất hiện các triệu chứng (thời kỳ ủ bệnh) là từ 3 – 6 ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên, tiếp theo là đau họng kèm với chân ăn và khó chịu trong người.
1 – 2 ngày sau khi bắt đầu sốt, các vết loét sẽ phát triển ở miệng hoặc trong cổ họng. Phát ban ở bàn tay và bàn chân hoặc miệng sẽ xuất hiện sau 1 – 2 ngày kế tiếp.
Bệnh chân tay miệng xuất hiện chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, độ tuổi dưới 5 thì khả năng cao hơn nhiều. Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ khá yếu ớt, vậy nên những biến chứng xuất hiện sẽ gây nguy hiểm cao cho trẻ.
Biến chứng thường gặp nhất là trẻ nhỏ sẽ bị mất nước. Hãy theo dõi chặt chẽ việc uống nước của con bạn, bởi nếu mất nước nghiêm trọng thì bé sẽ cần được truyền dịch tĩnh mạch.
Căn bệnh này thậm chí còn là tiền đề dẫn đến tình trạng viêm màng não hoặc viêm não.
Yêu cầu điều trị đầu tiên khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chắn đoán một cách chính xác nhất. Bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để hỗ trợ điều trị tại nhà đối với căn bệnh này:
– Hạ sốt, giảm đau nếu trẻ bị sốt trên 38 độ C.
– Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ bao gồm răng miệng, chân tay và những vị trí xuất hiện vết phát ban hoặc lở loét.
– Bổ sung vitamin C, vitamin PP, vitamin A, kẽm và các loại dưỡng chất khác để giúp những vết loét mau lành hơn.
– Cho trẻ uống nhiều nước và thực phẩm có khả năng bổ sung nước, tránh tình trạng mất nước ở trẻ.
– Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sống của trẻ; điều này dự phòng thực ăn, bệnh nước, … cần được tiệt trùng trước khi sử dụng.
– Thực ăn dành cho trẻ mắc bệnh cần được nghiêng nát bởi lúc này cổ họng trẻ đang bị tổn thương, đừng để trẻ ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá nhiều gia vị.
Chân tay miệng vẫn là một căn bệnh không có thuốc chữa, vậy nên những loại thuốc được liệt kê dưới đây chỉ có tác dụng giảm bớt triệu chứng ở người bệnh.
– Paracetamol (đối với trẻ trên 3 tháng) hoặc Ibuprofen (đối với trẻ trên 6 tháng);
– thuốc hạ sốt;
– thuốc giảm đau;
– Thuốc bôi ngoài da tránh nhiễm trùng, …
Dù dùng loại thuốc nào đi chăng nữa, trẻ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự tiện cho trẻ uống thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn hoặc ảnh hưởng về lâu về dài.
Bất kỳ hành động nào nhằm giãn tiệt hoăc trực tiếp khiến tình trạng bệnh nặng hơn đều cần được kiêng, cụ thể như sau:
– Không cho trẻ chơi chung đồ chơi, sử dụng chung dụng cụ tránh truyền nhiễm.
– Không kiêng tắm, tiếp tục vệ sinh cho trẻ như thường.
– Không cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, quá lạnh, … tránh tổn thương nặng thêm vùng cổ họng.
Câu trả lời lời là “Có”. Hơn nữa, căn bệnh này có thể lây lan vô cùng nhanh chóng và dễ dàng, bởi con đường truyền nhiễm của nó là qua tiếp xúc. Nước bọt, chất thải, … đều là con đường khiến trẻ dễ mắc bệnh, vậy nên cách li trẻ khỏi người bệnh là điều nên làm.