Bài viết này cung cấp thông tin cần thiết về tiêu chảy ở trẻ em, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả.
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tiêu chảy. Theo tổ chức Y tế Thế giới, số ca trẻ em mắc tiêu chảy mới năm là 1,5 tỷ ca và trong đó có 1,5 đến 2,5 triệu trường hợp tử vong. Các trường hợp tử vong do tiêu chảy đa phần là các bé dưới 2 tuổi và tại những nước đang phát triển. Chính vì sự nguy hiểm và diễn biến khó lường của tiêu chảy mà các bậc phụ huynh cần hiểu rõ dấu hiệu, nguyên nhân gây tiêu chảy cho bé.
1. Dấu hiệu bé bị tiêu chảy
Tiêu chảy thường khiến bé mất nước rất nhanh chóng. Vì vậy bố mẹ cần sớm nhận biết bệnh để điều trị kịp thời. Sau đây là các dấu hiệu phổ biến khi bé bị tiêu chảy:
Bên cạnh nhiều hơn bệnh thường là dấu hiệu bé bị tiêu chảy. (Ảnh minh họa)
–
Đi ngoài nhiều hơn bình thường:
Khi bị tiêu chảy, tần số đi ngoài của bé sẽ tăng lên. Thông thường trẻ sẽ đi ngoài từ 1-2 lần mỗi ngày. Trong trường hợp bé đi ngoài dạng lỏng từ 3 lần trở lên 1 ngày thì đó có thể là dấu hiệu của tiêu chảy.
–
Phân lỏng:
Khi bé bị tiêu chảy thường đi ngoài phân lỏng, có mùi tanh. Phân có thể có màu xanh, vàng, có bọt, nhầy hoặc thậm chí có máu.
–
Chán ăn, bỏ bú:
Tiêu chảy khiến bé mất môi dân đến chán ăn, bỏ bú.
–
Buồn nôn:
Bé bị tiêu chảy do tụ cầu hoặc Rota thường kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn ói vài lần mỗi ngày hoặc liên tục.
–
Mất nước:
Tiêu chảy nhiều lần kèm theo nôn ói sẽ khiến trẻ bị mất nước và các chất điện giải.
2. Nguyên nhân bé bị tiêu chảy
Dưới đây là những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến ở trẻ mà bố mẹ cần biết:
–
Nhiễm rotavirus:
Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi.
–
Nhiễm vi khuẩn:
Các loại vi khuẩn như E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả)… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp.
–
Nhiễm ký sinh trùng:
Bé có thể bị tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm bé hấp thu hàng ngày.
–
Do thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi khiến cho hệ vi sinh trong đường ruột của bé bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
–
Dị ứng, ngộ độc thực phẩm:
Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc bao gồm sữa, trứng (nhất là lòng trắng trứng), hải sản, cá, lạc…
3. Cách trị tiêu chảy cho bé tại nhà
Khi bé bị tiêu chảy trước hết bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân để điều trị đúng bệnh. Nếu bé bị nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà sau đây:
–
Bù nước:
Điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy là ngăn ngừa mất nước. Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Đối với các bé đang bú mẹ thì cho bé bú nhiều hơn bình thường. Ngoài ra nên cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải như oresol. Khi cho bé uống oresol, mẹ cần phải pha theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì. Dung dịch đã pha sau 24 tiếng không uống hết thì cần đổ đi và pha mới.
Khi bé bị tiêu chảy nên cho bé ăn đồ ăn dễ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
–
Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên cho bé ăn các món dễ tiêu hóa và được nấu như súp, cháo, canh. Chế độ ăn của bé vẫn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
– Bổ sung men vi sinh:
Men vi sinh giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm tình trạng tiêu chảy. Mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho bé bằng cách cho bé ăn thêm sữa chua.
4. Cách chữa tiêu chảy theo phương pháp dân gian
Bên cạnh các phương pháp tây y, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau để làm cách trị tiêu chảy cho bé:
–
Lá bạc hà:
Bạc hà có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy mẹ có thể cho bé uống nước bạc hà để giảm tình trạng tiêu chảy.
–
Trứng rán lá mơ:
Mẹ dùng 100gr lá mơ tía rửa sạch, thái nhuyễn rồi đem rán. Một ngày cho bé ăn một đến hai lần trong hai đến ba ngày sẽ giúp đẩy lùi bệnh tiêu chảy.
–
Quả lựu tươi:
Quả lựu có vị chua ngọt và có tính ảm giúp điều trị tiêu chảy hiệu quả nhanh. Mẹ lấy 2 quả lựu tươi bóc vỏ với lấy thật đun cùng 500ml. Khi nước còn 150ml thì tắt bếp, cho thêm mật ong, chia ra 2-3 lần cho bé uống hết trong ngày. Cách này không dùng cho các bé dưới 1 tuổi.
–
Nước gạo lứt:
Gạo lứt rang vàng cho khoảng 100g gạo vào hai lít nước nấu đến khi gạo chín mềm, lấy nước cho trẻ bị tiêu chảy uống khoảng ba đến năm ngày là khỏi.
– Cà rốt ninh nhừ: Cho trẻ bị tiêu chảy ăn từ một đến hai quả cà rốt ninh nhừ nghiền nhuyễn. Việc ăn cà rốt ninh nhừ chỉ phù hợp với tình trạng bệnh chưa hoặc mới bắt đầu xuất hiện.
5. Các trường hợp nguy hiểm
Tiêu chảy có thể điều trị tại nhà và khỏi sau một vài ngày nhưng cũng có thể diễn biến nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ khi bé có các biểu hiện sau đây:
– Bé bị tiêu chảy hơn 3 ngày.
– Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
– Bé có triệu chứng mất nước.
– Bé bị sốt cao.
– Bé đi ngoài ra chất lỏng màu vàng, xanh lá hoặc có màu.
– Bé bị chán ăn.
– Bé nôn nhiều.
– Bé bị co giật hoặc chóng mặt.