Cảnh báo: Nguyên Nhân Suy Gan, Thận Từ Nước Ép Và Những Điều Cần Biết

Spread the love

Ông Hữu ở Trung Quốc đã nhập viện cấp cứu sau khi uống một cốc nước ép lề, bị đau bụng suốt 2 ngày do suy chức năng gan, thận.

Sau khi uống cốc nước ép lê, ông Hữu ở Trung Quốc bị đau bụng suốt 2 ngày phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị suy chức năng gan, thận.

Mùa hè nóng nực, mọi người đều thích ăn nhiều trái cây và uống nước ép hoa quả. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm vi khuẩn sinh sôi mạnh nên nếu không cẩn thận sẽ rất dễ để lại tình trạng mạng.

Ngày 27/7, ông Hữu, 54 tuổi đã suy tạng mạng sau khi uống một cốc nước ép lê. Bác sĩ Vương Thu Nhạn tại Bệnh viện y học cổ truyền tại Hàng Châu cho biết:

“Khoảng 4 giờ chiều ngày thứ 6, bệnh nhân được chuyển đến phòng cấp cứu trong tình trạng sức khỏe rất tệ, thận, gan và nhiều cơ quan khác đều bị suy yếu, có biểu hiện nhồi máu cơ tim nghiêm trọng.”

Sau khi kiểm tra, bác sĩ đã hỏi ông Hữu gần đây có biểu hiện gì lạ hay không, có thường xuyên uống rượu và chế độ ăn uống thế nào. Lúc này, ông mới nhắc tới việc uống nước ép lê đã uống 2,3 hôm trước. Ông Hữu cũng cho biết sau khi uống nước ép hoa quả, ông cảm thấy đau bụng nhưng nghĩ chỉ là biểu hiện bình thường nên chủ quan. Tuy nhiên cơn đau vẫn kéo dài liên tục 2 ngày khiến ông phải nhập viện.

Các bác sĩ nhận định rất có thể ông Hữu đã bị nhiễm trùng đường ruột, sau đó giải phóng các độc tố vào máu gây suy đa tạng. Bác sĩ Trương thuộc trung tâm chăm sóc chuyên sâu cũng cảnh báo vi khuẩn đang lây lan rất nhanh trong cơ thể ông Hữu chỉ trong 2 ngày, nếu không kịp thời chữa chắc chắn sẽ tử vong.


“Sau khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hầu hết mọi người sẽ gặp tình trạng nôn và tiêu chảy. Nhưng nếu không gặp những biểu hiện này thì vẫn sẽ để lại nguy hiểm hơn,”

bác sĩ Vương cảnh báo.

“Hiện tại vẫn chưa thể xác định chính xác loại vi khuẩn mà ông Hữu bị nhiễm bệnh.”

Các bác sĩ sau khi điều trị triệu chứng sốc, loại bỏ độc tố và dùng kháng sinh đã dần phục hồi lại chức năng tim thận cho ông Hữu. Tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi thêm để phòng tái phát.

Bác sĩ Vương cũng cảnh báo vào mùa hè, tốc độ lây lan của vi khuẩn rất nhanh. Bất cứ thực phẩm nào nếu để bên ngoài quá lâu, đặc biệt là những thực phẩm có vị ngọt, giàu glucose càng là môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi. Khi nhiễm phải sẽ gặp các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy.


Để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nhiễm khuẩn cần chú ý:

– Rửa tay sạch sẽ thường xuyên, rửa tay sau khi đi vệ sinh hay trước khi ăn;

– Không cắt thực phẩm tươi sống quá lâu, nên ăn càng sớm càng tốt;

– Hạn chế ăn thực phẩm để qua đêm. Thực phẩm ăn để tủ lạnh không nên cắt trừ quá 1 ngày;

– Trái cây, hoa quả phải được rửa sạch sẽ trước khi ăn;

– Các đồ uống khi đã mở nên được dùng hết càng sớm càng tốt, không nên cắt trừ lại quá lâu.


Làm thế nào để giảm bớt tác hại của vi khuẩn lên đồ uống?

– Không nên uống quá nhiều đồ uống ngọt: Uống nhiều đồ ngọt sẽ gây ra các bệnh mãn tính như sâu răng, béo phì, tiểu đường và bệnh gút.

– Uống nước bằng cốc: Bạn nên đổ nước từ chai ra cốc để tránh lây nhiễm chèo, hạn chế sự lây lan vi khuẩn và các sinh vật khác.

– Đồ uống chưa hết cần đóng kín, cắt tủ lạnh, nên uống hết trong vòng 12 tiếng kể từ khi mở nắp.

Back To Top