Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé không chỉ khi còn trong bụng mẹ mà cả sau khi chào đời.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé không chỉ khi còn trong bụng mẹ mà cả sau khi chào đời.
Theo các chuyên gia, các bé gái có nguy cơ phát triển trước 8 tuổi và kinh nguyệt trước 10 tuổi thì đều được coi là dậy thì sớm. Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ dậy thì sớm đang ngày càng tăng lên. Nhưng nhiều người không ngờ rằng một trong những nguyên nhân chính là chế độ dinh dưỡng của mẹ ngay từ khi mang thai.
Gần đây, câu chuyện một bé gái sống tại thị trấn Hoa Kinh, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) mới 6 tháng tuổi đã có kinh nguyệt, nghi ngờ do thói quen ăn uống của mẹ khi mang bầu đã dấy lên lo ngại cho những phụ nữ đang trong thai kỳ.
Theo Sina đưa tin, cô bé Hoan Hoan (tên nhân vật đã được thay đổi) hiện nay mới 3 tuổi nhưng đã cao gần 1m và nặng 20kg. Anh Vương, bố Hoan Hoan cho biết khi con được 6 tháng tuổi, vợ ông thay tã và thấy một vài đốm máu nhỏ như gợi ý do vận đè tiêu hóa.
Cô bé Hoan Hoan bắt đầu có kinh nguyệt khi mới 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên, sau đó anh bắt đầu lo lắng khi tháng nào cũng phát hiện ra máu trên tã của Hoan Hoan.
“Lúc đó vợ chồng tôi bắt đầu sợ hãi. Tôi đang làm việc ở Quảng Đông nhưng phải bỏ ngay về Phúc Kiến để đưa con đến bệnh viện Phúc Châu kiểm tra. Sau khi khám, các bác sĩ đã chắn đoán con tôi bị dậy thì sớm. Thật sự quá sốc”
, anh Vương chia sẻ.
Sau đó, hai vợ chồng anh đã đưa con đến Bắc Kinh điều trị, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng đều không có hiệu quả. Trong hơn 2 năm trời sau đó, Hoan Hoan phải sử dụng băng vệ sinh như người lớn mỗi tháng.
“Để bạn bè không phát hiện ra sự khác biệt của con ở trường mẫu giáo, chúng tôi phải cho con mặc quần áo rộng rãi, nhiều lớp”
, anh Vương tâm sự.
Anh cũng nhiều lần thắc mắc không hiểu sao con lại mắc chứng bệnh này bởi sau khi sinh, vợ anh nuôi con bằng sữa mẹ nhưng ăn uống rất cẩn thận, chủ yếu là các loại rau củ, thịt bò, thịt lợn và hiếm khi ăn vật.
Điều duy nhất khiến anh băn khoăn là khi mang thai, vợ anh thường xuyên uống nước ngọt mỗi ngày. Đó là những chai nước cam, nước có ga đông sẵn.
“Quảng cáo để nói nhưng những loại nước đó là tự nhiên và bổ dưỡng, vì lại thích uống nên tôi cũng không ngăn cản. Vậy nhưng một thời gian sau, ông chủ tôi lại nói những thức uống này chứa nhiều chất hóa học, không tốt cho cả phụ nữ mang thai và em bé trong bụng. Tôi nghi ngờ không biết đó có phải lý do khiến con tôi dậy thì sớm không”
, anh Vương chia sẻ.
Anh Vương nghi ngờ nguyên nhân khiến con dậy thì sớm là do vợ uống quá nhiều nước ngọt đông chai khi mang thai. (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Lưu, trưởng khoa Nhi bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tỉnh Phúc Kiến sau khi khám cho Hoan Hoan đã xác định nguyên nhân dậy thì sớm của bé là do một khối u tuyến vị gọi là hamartoma vùng dưới đầu. Khối u tiền ung thư này có thể không phát triển thành ung thư nhưng lại khiến bé có các triệu chứng dậy thì sớm hơn bình thường.
“Dậy thì sớm gần đây có tỷ lệ tăng lên nhưng sớm đến mức như bé này thì rất hiếm. Đây là trường hợp đầu tiên tôi gặp phải”
, bác sĩ Lưu chia sẻ.
Trước nghi ngờ của anh Vương, bác sĩ Lưu cho biết:
“Những năm gần đây độ tuổi của các bé dậy thì sớm ngày càng nhở hơn, đặc biệt là ở các bé gái. Nguyên nhân một phần là do sự ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm nhưng thói quen ăn uống của mẹ khi mang thai và cho con bú là nguyên nhân lớn hơn. Nghi ngờ của ông bố này cũng có khả năng xảy ra”.