9 Lỗi Mẹ Bầu Thường Gặp 3 Tháng Đầu Có Thể Gây Hại Cho Thai Nhi

Spread the love

Bài viết khám phá 9 sai lầm thường gặp của mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Ngay từ những tháng đầu thai kỳ, mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân để con chào đời được khỏe mạnh.

Mang thai và sinh ra những bé con khỏe mạnh là những hình phúc to lớn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn. Và điều quan trọng nhất là, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh và tránh nguy cơ bị trầm cảm. Dưới đây là 9 lỗi mẹ bầu thường mắc phải trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ.


Không đi khám để xác định mình có thai hay không

Khi phát hiện que thử thai 2 vạch, nhiều chị em tin rằng mình có thai và không đi kiểm tra lại mà muốn đợi đến mốc 3 tháng để đi khám thai lần đầu luôn. Tuy nhiên, lần mang thai trước, sự phát triển của các khối u trong tử cung, một số loại thuốc nhất định và một số bệnh như u nang, UTIs hay bị nhiễm ký sinh trùng giun đũa cũng có thể tạo ra kết quả dương tính trên que thử thai. Vì vậy đừng ngần ngại, hãy đến gặp bác sĩ, xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhất.

Sau khi thử thai tại nhà, bạn nên đi khám luôn để xác định bản thân có thai thật không. (Ảnh minh họa)


Không nói với chồng mình có bầu

Nhiều chị em bị sốc khi mang thai ngoài ý muốn và không có ý định muốn nói với chồng về điều này. Có khả năng che giấu việc mang thai và đợi thời gian lâu sau đó mới thông báo với chồng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của chồng. Dù có kế hoạch sinh em bé hay không, khi có bầu nhất định phải nói với chồng bạn.


Không bổ sung các loại vitamin trước khi mang thai

Nếu dự định có thai, chị em nhất định cần bổ sung các vitamin tiền mang thai để duy trì sức khỏe của người mẹ trong suốt thai kỳ và giúp em bé có thể phát triển khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ nên bổ sung các vitamin cần thiết 3 tháng trước khi có ý định sinh em bé. Các vitamin tổng hợp bao gồm canxi, DHA, vitamin A, B, C, D và các vi chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong vitamin còn chứa sắt và axit folic giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết về hệ thần kinh và dị tật bẩm sinh và hạn chế tình trạng thiếu máu của cơ thể mẹ trong thai kỳ.


Thường xuyên uống đồ uống có cồn

Khi mang thai, phụ nữ nên kiêng rượu. Trong 3 tháng đầu, nhiều chị em chưa biết mình có thai nên vẫn vô tư uống rượu, bia, đồ uống có cồn. Điều này có thể khiến thai nhi chậm phát triển và rối loạn phát triển. Chính vì vậy, chị em phụ nữ tốt nhất nên duy trì lối sống lành mạnh ngay cả khi chưa phát hiện mang bầu.

Mẹ bầu uống rượu bia, đồ uống có cồn có thể gây dị dạng thai nhi. (Ảnh minh họa)


“Ngó lơ” ông xã

Khi mang thai, hãy chia sẻ cảm xúc và gần gũi với chồng. Nếu bạn không chia sẻ cảm xúc trong suốt thai kỳ với chồng bạn có thể làm mờ nhạt sợi dây liên kết giữa thai nhi và bố. Hãy cùng nhau tham gia các buổi tiệc, lên kế hoạch sinh con và thưởng thức những khoảnh khắc chuẩn bị con. Hãy để chồng bạn cảm nhận cảm giác khi con đá, chia sẻ từng giây phút hạnh phúc trước khi chờ đón em bé chào đời.


Ăn thả ga vì “đang ăn cho hai, cho ba”

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn. Tuy vậy, chị em nên có chế độ ăn uống trong thai kỳ hợp lý. Tăng cân quá mức khi mang thai có thể khiến em bé có nguy cơ bị sinh thiểu cận, sinh non và khó sinh.


Hút thuốc trong và sau khi mang thai

Mẹ hút thuốc trước và trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, trẻ bị thiểu cận, gây ra các vấn đề về nhau thai và tăng nguy cơ thai bị chết lưu, mắc dị tật bẩm sinh.

Mẹ làm việc quá sức, thường xuyên căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng. (Ảnh minh họa)


Làm việc quá nhiều

Nhiều chị em do quá bận rộn bị cuốn vào công việc cũng sẽ gây đột ngột thai, có thể mất nước gây tổn hại tới cả mẹ và thai nhi.


Không ghi lại các ghi chép trong thai kỳ

Nhiều chị em lại không nhớ rằng việc lưu hồ sơ trong thời gian mang bầu rất quan trọng. các ghi chép đều vừa là kỷ niệm về hành trình mang thai vừa sẽ là món quà tinh thần đặc biệt dành cho con cái khi chúng đã lớn.

Back To Top