Một câu chuyện đầy cảm xúc về việc làm mẹ, đáng yêu và thử thách.
Em bé chào đời khỏe mạnh, đáng yêu, nặng hẳn 3,8kg nhưng chỉ 13 tiếng sau, bố mẹ phải nhận tin dữ lòng.
Dù mới 19 tuổi nhưng Amy Harford (sống tại Wiltshire, Anh) luôn mong muốn được làm mẹ. Cuối cùng, sau 9 tháng thai kỳ khổ sở vì chứng bệnh ốm nghén nặng, niềm mong mỏi của Amy cũng thành sự thật.
Ngày 14/5, Amy hạ sinh con gái Mia hoàn toàn khỏe mạnh, nặng gần 3,8kg. Sau khi trải qua các thủ tục cần thiết, Mia được về với mẹ và Amy đã ôm con đi ngủ.
Cô bé Mia chào đời khỏe mạnh, nặng 3,8kg.
Vậy nhưng khi tình hình dần trở nên tồi tệ, bà mẹ trẻ phát hiện mọi con đột nhiên chuyển sang màu xanh và bé cũng phát ra những âm thanh khò khè như tiếng ngáy. Nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề, các bác sĩ lập tức đưa Mia vào phòng chăm sóc trẻ sơ sinh tích cực để xét nghiệm máu.
Kết quả cho thấy cô bé bị nhiễm vi khuẩn nhóm B từ mẹ trong quá trình sinh nở.
“Khó có thể triều chứng nào trước khi sinh nên tôi chưa bao giờ biết mình mang vi khuẩn này. Các bác sĩ nói với tôi rằng đây không phải là lỗi của tôi nhưng tôi vẫn không thể ngừng trách mình”
, Amy tâm sự.
Nửa ngày sau khi chào đời, cô bé đã gặp tình trạng nguy hiểm.
Mia đã bị đột quỵ 3 lần, sau đó nhịp tim giảm mạnh và cuối cùng từ bỏ thể giới chỉ sau 13 tiếng.
“Chúng tôi không được phép gặp Mia ngay trước khi con ra đời. Tôi trao cho con một nụ hôn trên tay và sau đó nhịp tim của con thì lịm dần. Con bé đã chờ bố mẹ đến để nói lời tạm biệt”
, Amy chia sẻ.
Sau đó, gia đình Amy được dành 2 ngày bên Mia. Trong 48 tiếng đó, họ tắm, ôm, mặc quần áo và âu yếm Mia. Nhìn tâm trạng lầm lỳ của bệnh viện, mọi thứ thật buồn tẻ khi chào đời.
Mia đã rời xa bờ mẹ chỉ 13 tiếng sau khi cắt dây rốn khốc liệt chào đời.
Liên cầu khuẩn nhóm B (gọi tắt là GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường sống trong cơ thể. GBS được tìm thấy ở đoạn cuối ruột non của 15-40% người mẹ khỏe mạnh và ở đường âm đạo hoặc trực tràng của 10-30% thai phụ. Hầu hết mẹ không biết rằng GBS đang “sống” ở trong cơ thể mình bởi chúng hoàn toàn không gây hại hay có bất kỳ biểu hiện nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiệp, GBS có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Tại Mỹ, cứ 2.000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ nhiễm GBS. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sinh ra từ người mẹ dương tính với GBS sẽ bị nhiễm GBS. Để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm sang con, các mẹ bầu hãy lưu ý thường xuyên kiểm tra, xét nghiệm phần phụ và trực tràng từ tuần thai thứ 35 và 37 của thai kỳ để kịp thời phát hiện liên cầu khuẩn nhóm B. Nếu kết quả dương tính, người mẹ sẽ được khuyến cáo sử dụng kháng sinh từ khi bắt đầu chuyển dạ, cứ 4 tiếng một lần cho đến khi sinh xong đối với trường hợp sinh thường. Nếu sinh mổ mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, người mẹ có thể sẽ không cần điều trị kháng sinh trong khi phẫu thuật. |
Minh An (Dịch từ Dailymail)
Người mẹ trong tình trạng bị béo phì, tiểu đường thai kỳ và nhiều chứng bệnh khác.
Sinh con gái thứ ba khi đã 67 tuổi và trở thành “sản phụ nhiều tuổi nhất Trung Quốc”, cuộc sống của Điền Tân Cúc và chồng bị đảo lộn hoàn toàn.