Khám phá cách cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống, giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Ăn dặm truyền thống giúp bé tăng cân nhanh. Mẹ không phải chuẩn bị cầu kỳ, tốn thời gian.
Bắt đầu từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu ăn dặm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Bên cạnh các phương pháp ăn dặm mới như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm Baby Lead Weaning (BLW) thì ăn dặm truyền thống vẫn được nhiều mẹ tin tưởng.
Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây mà mẹ cần biết khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống.
1. Tìm hiểu về ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống là một phương pháp lâu đời và phổ biến ở Việt Nam. Khi bé đến giai đoạn ăn dặm, mẹ sẽ nấu các loại rau, củ, thịt, cá xay nhuyễn. Ăn dặm truyền thống thường cho bé ăn nhiều chất béo, đạm trong giai đoạn tập ăn. Khi bé mọc răng sẽ chuyển sang ăn cháo.
Ăn dặm truyền thống giúp bé tăng cân nhanh. (Ảnh minh họa)
Ưu điểm:
– Bé tăng cân tốt do ăn với số lượng nhiều ngay khi tập ăn.
– Ăn dặm truyền thống đơn giản và dễ chuẩn bị. Vì thế nó phù hợp cho các mẹ bận rộn.
– Bé ăn các loại thức ăn xay nhuyễn nên không gây hại cho hệ tiêu hóa.
– Dễ định hình thói quen ăn uống.
Nhược điểm:
– Bé không được tập ăn thức ăn thô để học nhai và nuốt. Vì vậy có thể đến 2 tuổi mẹ vẫn phải nhai cho bé.
– Khi nấu chung các nguyên liệu với nhau, bé sẽ khó cảm nhận mùi vị thực ăn. Vì vậy bé cảm thấy chán ăn, biếng ăn và kén chọn đồ ăn khi lớn.
2. Cách thực hiện ăn dặm truyền thống
Khi cho bé ăn dặm truyền thống, mẹ chia thành các giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 1: Bé làm quen với thức ăn
Trong giai đoạn này, các loại thức ăn được ninh kỹ và lọc qua rây để được hỗn hợp mềm mịn. Mẹ có thể cho bé ăn các món bột nóng với thìa lót đệm. Ở giai đoạn đầu, bé ăn khoảng 150-200ml/lần. Sau đó mẹ cho bé ăn từng đợt lẫn 300-400ml/lần. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé.
– Giai đoạn 2: Từ 7 đến 9 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, mẹ cho bé ăn 1 bữa cháo và 2 bữa bột 1 ngày. Cháo mẹ nếu vừa phải thì phải đổ dung dịch ăn kèm cháo. Từ 7 tháng, mẹ cũng có thể bắt đầu cho bé ăn thêm cua, cá để bổ sung chất dinh dưỡng.
Từ 7 tháng bé có thể ăn thêm cua, cá. (Ảnh minh họa)
Trong giai đoạn này bé có thể mục răng nên bé ăn. Mẹ không nên ép bé ăn nếu bé không muốn.
– Giai đoạn 3: Từ 9 đến 12 tháng
Trong giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ngồi ăn cùng gia đình. Mẹ có thể thay bột bằng cháo hạt. Các loại thức ăn thì vẫn xay nhuyễn.
– Giai đoạn 4: Trên 1 tuổi
Ở giai đoạn này bé có thể ăn hầu hết các thực phẩm như người lớn. Mẹ nên chuyển từ thực phẩm xay mịn sang băm, tăng dần độ thô để bé tập nhai, nuốt.
3. Giới thiệu cách nấu một số món ăn dặm truyền thống
Món 1: Cháo/ bột khoai lang + thịt gà
Nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt gà, khoai lang, dầu ăn
Cách làm:
Gạo tẻ xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhừ lửa.
Thịt gà rửa sạch thái lát mỏng, băm nhuyễn.
Khoai lang gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
Cháo chín vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt gà, khoai lang rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt. Đổ ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu oliu. Như vậy là mẹ đã có món bột ăn dặm khoai lang thịt gà cho bé rồi đấy.
Món ăn 2: Cháo/bột bí xanh thịt lợn
Nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt lợn, bí đỏ, dầu ăn
Cách chế biến:
Gạo tẻ xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhừ lửa.
Thịt lợn rửa sạch thái lát mỏng, băm nhuyễn.
Bí xanh gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
Cháo chín vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt lợn, bí xanh rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt. Đổ ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu oliu.
Món ăn 3: Quả bơ trộn sữa
Bơ trộn với khoảng một ít sữa mẹ hay sữa bột đã pha để tạo thành kết cấu lỏng, sánh cho bé tập ăn dặm.
Món ăn 4: Chuối trộn sữa
Nguyên liệu:
½ quả chuối chín, bột vỡ
1 thìa nước lọc, sữa công thức hoặc sữa mẹ
Cách làm:
Dùng thìa nghiền nát chuối, sau đó trộn nước và sữa mẹ hoặc sữa công thức vào cho đến khi món ăn đạt được độ sệt nhất định là cho bé ăn được.