Bài viết này cung cấp thông tin hữu ích về việc bổ sung sắt cho bà bầu cùng những lưu ý để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tác giả bài viết: |
TS.BS Phạm Thị Thúy Hòa. (Viện Dinh dưỡng Ứng dụng) |
Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo thành nhân tế bào bảo. Khi có đủ sắt, người mẹ sẽ có đủ hormone cần thiết để đáp ứng trong thời kỳ mang thai, cho con bú và cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ thiếu sắt trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt và nguy cơ cho cả em bé.
Sắt cũng có tác dụng là tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn, không ngủ được và mất sức vì không có oxy lên não và thể bảo. Hẳn nhiên, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Điều này còn ảnh hưởng đến em bé sinh ra mang tiềm tàng của thiếu máu thiếu sắt giống mẹ, khó đạt được chiều cao mà mình mong muốn.
Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới, đặc biệt, trong vòng 10-16 ngày đầu khi bắt đầu thai, các tế bào thần kinh của thai nhi như sắt được tạo ra hàng loạt, vì vậy nếu không đủ sắt thời gian này sẽ có nguy cơ lớn cho cả mẹ lẫn con, đứa trẻ khó có được trí thông minh tuyệt vời.
Sắt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)
Bổ sung sắt tốt nhất từ khi nào?
Những người mẹ có trách nhiệm hoặc những người mẹ có trình độ thường bổ sung sắt trước khi mang thai để sẵn sàng thực hiện thiên chức làm mẹ.
Ảnh hưởng khi thiếu hụt sắt đối với bà bầu
Nếu bà bầu thiếu máu do thiếu sắt nặng có nguy cơ sảy thai nhiều lần hoặc đẻ non hoặc sinh con yếu.
Vì vậy, từ lúc chuẩn bị mang thai, mẹ bầu phải uống đầy đủ sắt. Cách tốt nhất, bà bầu nên đi khám để biết mình thiếu máu như thế nào? Từ đó, uống thuốc sắt cho bà bầu cũng như một số chất dinh dưỡng sắt vào cơ thể để tạo hormone không chỉ có sắt mà còn nhiều yếu tố khác.
Sắt không chỉ có vai trò quan trọng với mẹ mà còn giúp em bé phát triển đầy đủ từ trong bụng mẹ đến khi chào đời để bé đạt được chiều cao mà mình mong muốn. (Ảnh minh họa)
Hiện nay, chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào về việc ngộ độc do thiếu sắt. Tuy nhiên, mọi người nói chung và bà bầu nói riêng nên bổ sung theo nhu cầu cần đối các chất dinh dưỡng trong cơ thể để sử dụng một cách hoàn hảo tất cả các chất dinh dưỡng.
Những yếu tố để bổ sung thuốc sắt cho bà bầu
Nhu cầu với người phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ nói chung thường được tính theo 3 thể loại: bữa ăn có giá trị sinh học sắt ít, trung bình và đầy đủ dựa vào bữa ăn đủ cả, thì nên đầy hàm lượng vitamin C.
Khoảng 10% sắt được hấp thu nếu bữa ăn có khoảng từ 30-90g thịt hoặc cá/ngày, hoặc vitamin C từ 25-75mg/ngày. Đây mới là khấu phần ăn có giá trị sinh học sắt trung bình, nếu cao hơn là tốt, thấp hơn là khấu phần sắt nghèo.
Nếu mọi người ăn nhiều rau, nhu cầu bổ sung sắt sẽ nhiều hơn và ngược lại, nhưng người ăn nguồn gốc động thực vật nhiều hơn, nhu cầu bổ sung sắt sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, một bữa ăn không thể cung cấp đủ sắt cho cơ thể nên việc uống bổ sung thuốc sắt cũng rất quan trọng.
Trước đây, theo một chương trình Phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ tuổi sinh đẻ của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phụ nữ chưa có em bé sẽ được uống 1 viên sắt, trong đó có 60mg sắt và 400microgam axit folic, còn phụ nữ mang thai uống 2 viên và tăng theo tỷ tính trạng thiếu máu thiếu sắt.
Để bổ sung sắt từ thuốc hay thực phẩm hiệu quả điều phải có vitamin C để sắt được hấp thu mạnh mẽ nhất vào cơ thể. (Ảnh minh họa)
Bổ sung thuốc sắt cho bà bầu thì nào đúng nhất?
Trong khi mang thai, nhu cầu sắt của mẹ bầu càng ngày càng tăng lên vì thai càng ngày càng to và hoạt động của mẹ đều phải có đủ dưỡng chất để cung cấp cho em bé sau này. Vì vậy, người mẹ mang thai cần có sự chuẩn bị đầy đủ để không thiếu máu thiếu sắt. Người mẹ sẽ từ từ được uống thuốc sắt bổ sung và việc uống bổ sung sẽ tăng dần lên cho tới lúc người mẹ sinh em bé.
Việc uống thuốc sắt cho bà bầu bao nhiêu và uống như thế nào vô cùng quan trọng, chính vì vậy mẹ bầu nên đi xét nghiệm, đi khám. Mẹ bầu lưu ý khi đi khám sản, các bác sĩ thường kê đơn để cấp đến sắt, canxi hoặc thuốc đa vitamin như đơn thuốc này chỉ phù hợp với người mẹ bệnh thường. Với người mẹ đang tìm giảm bồi thêm sắt, đơn thuốc đó không thể bổ sung đủ hàm lượng sắt đủ.
Ngoài khám sản, các mẹ lưu ý nên đi khám dinh dưỡng để bác sĩ xem bổ sung thuốc sắt cho bà bầu hàm lượng bao nhiêu, đáp ứng nhu cầu như thế nào với tình trạng thiếu máu nặng, vừa, nhẹ.
Ngoài khám sản, các mẹ lưu ý nên đi khám dinh dưỡng để bác sĩ xem bổ sung thuốc sắt cho bà bầu hàm lượng bao nhiêu là đủ. (Ảnh minh họa)
Khi cung cấp thuốc sắt cho bà bầu đầy đủ, bữa ăn hàng ngày của mọi người nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng cũng phải chú ý tỉ mỉ các thực phẩm để cung cấp sắt cho mẹ và em bé.
Nhiều mẹ nghĩ ngay đến thịt màu như thịt bò, thịt lợn, tiết,… chứa nhiều sắt, điều này đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta cần phải lưu ý bổ sung cả thực phẩm hỗ trợ hấp thu sắt như chất đạm, vitamin C có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm.
Vitamin C là chất hỗ trợ hấp thu sắt và là một trong những yếu tố để tạo máu. Khi vitamin C được đưa vào cơ thể, người mẹ sẽ giảm bớt tạo bón do uống thuốc sắt cho bà bầu, giúp hấp thu sắt mạnh mẽ hơn.
Chính vì vậy, nếu trong thuốc sắt cho bà bầu có đủ cấp kiến thức, axit folic (thiếu axit folic sẽ có lợi hơn ở trên cộp sống của em bé gọi là dị tật ống thần kinh) và cả những thành phần tạo máu khác để giúp cho việc tạo máu nhanh nhất như vitamin B12, vitamin C (yếu tố tạo máu, hấp thu sắt mạnh, giúp đẩy bị tạo bón), kẽm (một trong vi chất làm cho việc vận chuyển sắt được đưa vào đúng chỗ) là tốt nhất. Hoặc, nếu thuốc sắt cho bà bầu còn cho thêm sorbitol – chất làm mềm phân hoặc magie B6, các mẹ nên để ý để sử dụng.
Bổ sung thuốc sắt cho bà bầu rất quan trọng bởi trong bữa ăn đầy đủ thường xuyên ở nước phát triển, khấu phần sắt cung cấp cho cơ thể cũng không đủ. (Ảnh minh họa)
Lưu ý sử dụng thuốc sắt cho bà bầu
Thuốc sắt cho bà bầu có rất nhiều loại có viên hợp, viên con nhộng, viên nền hoặc cả loại động nước.
Tuy nhiên, hàm lượng sắt trong các thuốc bác sĩ sản thường kê chỉ bằng nửa nhu cầu và chỉ đủ 3 tháng đầu mang thai cho bà bầu. 6 tháng sau, hàm lượng sắt cung cấp cho cơ thể sẽ không đủ nhu cầu cho người mẹ nên các bà bầu cần phải đi khám để có lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng.
Việc uống thuốc sắt cho bà bầu cần có chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng tính theo nhu cầu và dạng sắt gì để tỷ lệ hấp thu đạt hiệu quả nhất. Các mẹ không nên ra hiệu thuốc mua thuốc sắt cho bà bầu mỗi khi hoa mắt, chóng mặt bởi đây không phải là do dược sỹ kê mà phải do bác sĩ khám kê đơn.
Bà bầu cũng nên lưu ý khi được kê thuốc sắt cần để ý đến thành phần sắt có được trong đó và chất giúp không bị tạo bón. Nếu thuốc sắt cho bà bầu có đủ sắt, axit folic, vitamin B12, vitamin C, kẽm, sorbitol,… là tốt nhất, đảm bảo mẹ bầu cung cấp sắt hiệu quả tối đa nhất.