Hình ảnh bé chào đời gây kinh ngạc với dải rốn quấn chặt quanh cổ, thu hút sự chú ý của nhiều người.
Hình ảnh em bé chào đời với dải rốn quấn chặt quanh cổ khiến nhiều người xem hết sức ngỡ ngàng.
Gần đây, trên các trang mạng xã hội, hình ảnh một em bé chào đời với 5 vòng dải rốn quấn chặt cổ và một nút thắt đang được chia sẻ rầm rộ. Đặc biệt, dù trong hoàn cảnh như vậy, em bé chào đời thông qua một ca sinh thường hoàn toàn tự nhiên và sau sinh vẫn khỏe mạnh bình thường.
Bức ảnh được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội.
Được biết, bức ảnh này do một tài khoản instagram đăng kèm nội dung như sau:
“5 vòng dây rốn quanh cổ
1 nút thắt ở dây rốn.
1 ca sinh hoàn toàn bình thường.
Nghiên cứu dựa trên 182.492 ca sinh đã cho thấy rằng dù có nhiều hay chỉ một vòng dây rốn quấn cổ tại thời điểm sinh cũng không hề gây nhiều bất lợi khi sinh.
Dây quấn cổ thậm chí còn có liên quan đến tỷ lệ sinh cao hơn và tỷ lệ sinh mớ thấp hơn so với những trường hợp hợp sinh không bị dây rốn quấn cổ. Công nghệ hiện tại không thể dự đoán chính xác sự hiện diện của mấy vòng dây rốn quấn cổ hay tình trạng dây rốn quấn cổ có bị chặt hay không, hoặc xác định bất kỳ điều gì liên quan đến khả năng thiểu oxy, thai chậm phát triển, thai chết lưu.
Cần lưu ý vào dây rốn quấn cổ hay dây rốn thắt nút sau khi siêu âm là không hợp lý vì chẩn đoán bằng siêu âm không thể chính xác hoàn toàn, việc can thiệp có thể nguy hiểm cho bé hơn cả việc bị dây rốn quấn cổ. Bởi vì số bé bị dây rốn quấn cổ là 30-34% ở giai đoạn 40 tuần tuổi và không ảnh hưởng đến việc sinh nở, vì vậy bác sĩ và mẹ bầu không nên xem dây rốn quấn cổ là quá đáng lo ngại…”
Dây rốn quấn cổ không phải hiện tượng quá hiếm gặp. (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, các mẹ có thể thấy hoảng hốt, lo lắng khi con chào đời với dây rốn quấn cổ nhiều vòng nhưng với các bác sĩ sản khoa, điều này không phải hiện tượng quá đáng lo.
Chia sẻ trên
Sức khỏe đời sống
, bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn cho biết:
“Dây rốn quấn cổ, dân gian còn gọi là tràng hoa quấn cổ. Đây là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng do thai nhi thường xuyên xê dịch, xoay chuyển trong không gian bên trong tử cung của mẹ.
Dây rốn quấn cổ thường không gây tổn thương cho bé vì các nhân viên y tế vẫn luôn theo dõi và xử trí kịp thời. Một số trường hợp thai nhi 18 – 25 tuần tuổi bị dây rốn quấn cổ rồi trở lại bình thường. Cũng có trường hợp thai nhi càng lớn, do cứ động nhiều nên dây rốn càng vòng. Không có cách nào để gỡ dây rốn. Vì vậy, người mẹ cần theo dõi thật sát cử động của thai. Nếu thai quẫy đạp mạnh hoặc quá yếu, phải đến cơ sở y tế gần nhất.”
Nếu được chọn đoạn bé có dây rốn quấn cổ, mẹ chỉ cần chú ý theo dõi chuyển động của bé. (Ảnh minh họa)
Không phải tất cả các trường hợp có dây rốn quấn cổ đều phải sinh mổ mà bác sĩ sẽ cần cân nhắc vào tình hình thực tế. Thông thường với các trường hợp hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh hoặc tràng hoa quấn cổ ít (một vòng) bác sĩ có thể chỉ định sinh thường. Và trong hầu hết các trường hợp hợp, thai nhi sinh ra đều khỏe mạnh”.