Một vườn hoa hồng trải dài đầy sắc màu mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn cho những tâm hồn yêu thích cái đẹp.
Nằm thỏ thẻm giữa những quả đồi, cuối đường Đặng Thái Thân, những cánh nhà kính đã khắc ghi, có một lão nông ngày ngày cầm trong tay khoảng 400 loại hoa hồng, đặc biệt là những gốc hồng bonsai được người chơi ưa thích.
Ông Đặng bên những bông hoa đang nở rộ trong vườn của mình. Ảnh: Vân Long.
Ông Đặng cho biết, gia đình ông đã trồng hoa hồng từ năm 1995 tại Đà Lạt, thế nhưng trước kia là trồng hoa cắt cành, 4 năm trở lại đây, ông đã chuyển qua trồng hồng ghép được trồng vào chậu. “Cả hai loại hồng này đều có giá trị như nhau, nhưng hồng ghép lại tốn ít công chăm sóc hơn và sầu bệnh hạn hơn”, ông Đặng chia sẻ.
Chủ vườn hồng tâm sự: “Cũng vì nhiều lý do mà tôi và gia đình không trồng hồng cắt cành nữa, giờ độ tuổi đã cao, trong khi đòi hỏi loại này cần phải bận rộn, bận tháo, nếu để lâu thì bông sẽ héo hắt. Còn với hồng gốc, tôi bận khi nào cũng được, bông cứ hồi thì lại ra bông mới.”
Hàng ngày, ông Đặng luôn chăm sóc bên những gốc hoa hồng đầy gai của mình. Ảnh: Vân Long.
Hiện nay tại vườn của ông có rất nhiều loại hoa hồng, đôi khi chủ vườn còn không nhớ nổi loại có mặt hoa như thế nào để ghép. Chủ yếu là các loại hồng ngoại như Juliet, Catalina, American magic, Otto autumn, Claude monet… được ghép với gốc hồng dại, tâm xuân hay tưỡng vi.
Một góc vườn hồng rộng 8000m
2
của lão nông Đà Lạt. Ảnh: Vân Long.
Với kinh nghiệm nhiều năm trồng hoa hồng, ông Đặng khẳng định dễ dàng để chuyển đổi qua những giống mới. Đối với sầu bệnh hại, mỗi tháng ông phun thuốc nhằm phòng bệnh định kỳ 2 lần, bởi hồng chỉ mắc bệnh phần tráng và ghì sát lá là chủ yếu. Bên cạnh đó, ông sử dụng phân tổng hợp NPK để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây khi mới ghép xong.
Ghép mặt hồng ngoại vào thân hồng dại để cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hẳn. Ảnh: Vân Long.
Khu vườn được thiết kế khá đơn giản, nhà kính được làm từ những cây tre bới bên dưới thung lũng nên gió rất ít và gió nhẹ. Bên dưới nền đất, ông Đặng lót một lớp ni lông kha dày để ngăn cỏ dại mọc và mầm bệnh từ đất.
“Hoa hồng là loại rất đặc biệt, chúng ưa ẩm nhưng lại không ưa sạch nước trong thời gian dài nếu không chúng sẽ bị úng, rễ cây ngập thì dẫn đến thời kỳ chết cây.
Chính vì vậy mà người trồng hoa hồng cần làm sao để giá thể phải tơi xốp, thông thoáng và dễ thoát nước, đảm bảo cây phát triển tốt, ít bệnh…
”, ông Đặng chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa hồng, kỹ thuật chăm sóc hoa hồng.
Giá thể ông Đặng dùng để trồng hoa hồng đi là xơ dừa và phân chuồng ủ hoai mục. Ảnh: Vân Long.
Loại giá thể ông Đặng dùng trồng hoa hồng là xơ dừa trộn với phân chuồng ủ hoai mục, điều này giúp thoát nước, nhẹ nhàng khi di chuyển và giảm chi phí. Đối với loại hồng phẩy (gốc để ghép của các loại hồng ngoại) thì ông Đặng chăm sóc trong vòng 4 tháng thì bắt đầu ghép, sau đó tiếp tục trồng trong vòng 4 tháng thì có thể bán ra thị trường.
Chủ vườn chủ yếu bán cho các thương lái sau đó họ vẫn chuyển đến các tỉnh phía Nam và Tây nguyên, số ít bán cho địa phương là chủ yếu các khu du lịch và nhà hàng. Năm 2017, ông Đặng bán khoảng 14.000 chậu, với giá mỗi chậu 50 ngàn, sau khi trừ chi phí ông cũng thu về khoảng nửa tỷ đồng.
Ngoài ra ông Đặng còn đang phát triển thêm những gốc Bonsai hoa hồng để phục vụ người chơi. Ảnh: Vân Long.
Hiện nay ông đang tiếp tục nhân giống và phát triển loại Bonsai hoa hồng được nhiều người ưa chuộng. Loại hồng này bán với giá cao hơn, các gia đình sử dụng để trưng bày trong nhà hay các dịp lễ tết.
Công nhận làm cỏ và vặt bớt mầm bệnh trên thân cây mới ghép trong khu vườn hồng rộng gần 1ha của gia đình ông Đặng. Ảnh: Vân Long.