Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy

Spread the love

Mẹ cần chú ý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần chữa trị kịp thời để bé không bị mất nước và giảm thiểu ảnh hưởng nguy hiểm đến tình trạng mạng.

Tiêu chảy là một bệnh rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh vì có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.

Số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc vào việc bé bú mẹ hay uống sữa ngoài và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của từng bé. Thông thường, ngay sau khi sinh từ 6 đến 12 giờ bé sẽ đi ngoài ra phân su. Phân su không mùi, có màu xanh đậm. Bé sẽ đi ngoài ra phân su trong khoảng 2 đến 3 ngày sau khi chào đời.

Tần suất đi ngoài của bé phụ thuộc việc bé bú mẹ hay uống sữa công thức. (Ảnh minh họa)

Đối với bé bú mẹ hoàn toàn, số lần đi ngoài bình thường sẽ dao động từ 5 đến 10 lần nhưng cũng có bé 2 đến 3 ngày mới đi ngoài. Nếu phân có dạng lỏng, màu vàng hòa cả một chất nước thì mẹ không cần lo lắng. Bé có thể đi ngoài ngay cả khi đang bú mẹ trong những ngày đầu.

Đối với bé uống sữa công thức, bé sẽ đi ngoài ít hơn so với bé bú mẹ, khoảng 1-3 lần/ngày. Phân bé thường có màu nhạt hơn, dạng dẻo và có mùi.

Thông thường, nếu bé sơ sinh bị đi ngoài sẽ có một trong các biểu hiện sau đây:

– Bé đi ngoài nhiều hơn so với bình thường.

– Phân bé lỏng hơn, thậm chí chỉ toàn nước. Màu sắc phân thay đổi và phân có mùi tanh.

– Bé có thể đi ngoài kèm màu.

– Bé khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, sốt, nôn ói.

Do hệ tiêu hóa của bé sơ sinh còn non yếu nên dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tiêu chảy:


– Không sản sinh lactose:

Khi cơ thể của bé không sản sinh đủ lactase để tiêu hóa lactose thì sẽ dẫn đến tiêu chảy do lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức bị tích tụ ở ruột gây ra tiêu chảy.


– Dị ứng sữa:

Đối với các bé bú sữa ngoài, bé có thể không thích ứng được với một số chất có trong sữa dẫn đến tiêu chảy.


– Rối loạn tiêu hóa:

Do hệ thống tiêu hóa của bé sơ sinh vẫn còn đang phát triển nên rất nhạy cảm với mỗi thay đổi dù là nhỏ nhất. Vì vậy khi mẹ cho bé ăn thực phẩm lạ, hoặc bé chuyển từ bú mẹ qua uống sữa công thức đều có thể dẫn đến tiêu chảy.


– Nhiễm trùng đường ruột:

Bé sơ sinh có thể bị nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Virus gây bệnh phổ biến nhất là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân để điều trị phù hợp. Ngoài ra mẹ nên thực hiện thêm các biện pháp điều trị tại nhà sau đây:

Cho bé bú nhiều hơn bình thường. (Ảnh minh họa)


– Tăng cường bú mẹ:

Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường để bù lượng nước đã mất do đi ngoài. Đồng thời với các bé bú mẹ, sữa mẹ cũng có tác dụng làm tăng sức đề kháng giúp bé mau khỏi bệnh hơn.


– Uống dung dịch bù điện giải:

Mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải như Oresol để bù nước. Mẹ lưu ý pha dung dịch theo đúng hướng dẫn dẫn. Dung dịch đã pha cần dùng hết trong 1 ngày.


– Vệ sinh sạch sẽ:

Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã cho bé.


– Ăn uống lành mạnh:

Với các bé bú mẹ thì chế độ ăn của mẹ cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì vậy khi bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn dao, mặn, nhiều mùi đặc biệt là thức ăn gây dị ứng.


– Thay đổi nhãn hiệu sữa:

Với bé bú sữa công thức, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại sữa phù hợp cho bé.

Tiêu chảy có thể diễn biến rất nhanh. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu này, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức:

– Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy liên tục kéo dài hơn 2 ngày.

– Bé khóc khi ăn nhè vào bụng.

– Bé nôn trớ nhiều.

– Bé sốt cao liên tục.

– Trong phân có lẫn màu.

– Bé bị mất nước nghiêm trọng. Biểu hiện là da tái nhợt, miệng khô, mắt khô, khóc không có nước mắt.

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ cần lưu ý những điều sau trong quá trình chăm sóc bé:



Đưa bé đi khám bác sĩ:

Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy.


– Đảm bảo bé không bị mất nước:

Mất nước có thể khiến bé bị nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy mẹ cần cho bé bú nhiều hơn và uống dung dịch bù điện giải.


– Nghỉ ngơi đầy đủ:

khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên để bé nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, thoáng mát, thoải mái.


– Theo dõi thường xuyên:

Tiêu chảy có thể diễn biến rất nhanh. Vì vậy mẹ cần theo dõi bé sát sao để có thể can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu nguy hiểm.

Back To Top