Khám phá sự phát triển thú vị của thai nhi 13 tuần tuổi và những điều mẹ cần biết để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Tác giả bài viết: |
Thai nhi 13 tuần tuổi phát triển ra sao?
Kích thước cơ thể của bé bây giờ đã tăng gấp 3 so với ban đầu. Thai nhi của bạn dài khoảng 7,4 cm, có kích thước bằng một quả dâu Hà Lan và nặng hơn 23 gram. Và khi bạn chạm vào bụng (khu vực gần dạ dày), bé sẽ cảm nhận được.
Kích thước cơ thể của thai nhi 13 tuần tuổi đã tăng gấp 3 so với ban đầu.
Nếu bạn đang mang thai một bé gái thì đã có khoảng 2 triệu quả trứng trong bụng trứng của bé rồi, chỉ cần thêm 1 triệu quả trứng nữa cho tới khi bé chào đời. Những trứng này chỉ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chiếm khoảng 200 nghìn quả trong suốt cuộc đời.
Xem thêm video:
Cuộc sống của thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ
Cuộc sống của mẹ bầu 13 tuần thay đổi như thế nào?
Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên của bạn, và nguy cơ sảy thai bây giờ thấp hơn nhiều so với những tuần trước đó. Tuần tới đánh dấu sự bắt đầu của tam cá nguyệt thứ 2 – khoảng thời gian thường là thoải mái với phần lớn thai phụ khi mà các triệu chứng ốm nghén giảm dần như cảm giác mệt mỏi, chán ăn… sẽ giảm đáng kể. Có một điều đáng lưu ý là nhiều thai phụ sẽ cảm thấy có ham muốn với chuyện chăn gối vì rất có thể sẽ xảy ra ở giai đoạn sắp tới này.
Mặc dù mọi trải nghiệm qua vài tháng đầu tiên của thời kỳ thai nghén như trong bầu ngực của mẹ đã có rất nhiều thay đổi đặc biệt là đã bắt đầu hình thành sữa non – nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé sau khi chào đời.
Cùng ở tuần thai thứ 13, một số phụ nữ bắt đầu mắc chứng hay quên hơn so với bình thường và điều này không đáng để bạn phải lo lắng.
Kến thức cho mẹ bầu: Ăn uống lành mạnh khi mang thai
Mang bầu cần bổ sung bao nhiêu calo mỗi ngày?
Có nhiều người cho rằng bạn đang mang thai và cần lượng thức ăn gấp đôi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé? Suy nghĩ này là vô cùng sai lầm. Nếu bạn có cân nặng trung bình và có sức khỏe bình thường thì bạn không cần bổ sung calo trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bắt đầu từ tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ 2, bạn cần bổ sung thêm 340 calo mỗi ngày. Và trong tam cá nguyệt thứ 3, bạn cần bổ sung 450 calo mỗi ngày. Nếu bạn thừa cân hoặc thiếu cân, hoặc hiện mang bầu là thai đôi hay đa thai… lượng thức ăn bạn cần mỗi ngày phụ thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn.
Lưu ý:
Hãy loại bỏ đồi ăn vặt động gối sẵn hay đồi ăn nhanh ra khỏi thực đơn khi mang thai. Ăn những bữa ăn nhẹ lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn.
Về việc uống nước, 2-2,5 lít nước mỗi ngày là yêu cầu cần thiết đối với tất cả phụ nữ mang thai. Nước rất cần thiết đối với các tế bào máu cũng như phòng ngừa tình trạng mất nước của cơ thể. Nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa. Tình trạng mất nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như: đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề, chóng mặt… đặc biệt, trong tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng mất nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sảy thai.
Lưu ý:
Uống nước lọc là tốt nhất cho thai phụ. Sữa và các đồ uống khác cũng tính vào tổng số lượng nước bạn cần uống mỗi ngày. Cách tốt nhất để biết cơ thể có bị thiếu nước hay không là xem nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đậm mà bạn cần uống nhiều nước hơn. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt thì bạn đủ nước.
Những dưỡng chất quan trọng cần bổ sung khi mang thai?
Protein, sắt và canxi là ba chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai, giúp bạn khỏe mạnh đồng thời thúc đẩy sự phát triển của bé yêu.
– Protein
: Thông thường, một thai phụ cần 71 gram protein mỗi ngày. Thịt nạc, trứng và các sản phẩm từ sữa cũng như các loại hạt, đậu, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ… đều là những nguồn cung cấp protein tốt. Cần chú ý là một nguồn cung cấp protein và các acid béo omega-3 quan trọng, nhưng không phải loại cá nào bà bầu cũng nên ăn. Do đó, bạn cần tìm hiểu thêm kiến thức về các loại cá không tốt cho bà bầu để tránh xa như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá ngừ… Những loại cá này có kích thước lớn, chứa hàm lượng thủy ngân cao nên bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm từ những loại cá này.
Xem video
: Chế độ ăn lành mạnh cho bà bầu
– Sắt:
Uống 27mg sắt mỗi ngày là đặc biệt quan trọng để giúp ngăn ngừa thiểu máu do thiếu sắt – vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Sắt trong các sản phẩm động vật (gọi là sắt heme) được hấp thu dễ dàng hơn so với sắt có trong thực vật (sắt nonheme). Nguồn thực phẩm chứa sắt tốt nhất là thịt nạc đỏ.
Nếu bạn là người ăn chay hoặc không thích ăn thịt, bạn có thể ăn rau bina hoặc các loại đậu như đậu lăng để tăng lượng sắt cho cơ thể. Ngoài việc bổ sung sắt từ những thực phẩm chứa nhiều sắt, các bác sĩ thường khuyên bạn uống bổ sung sắt. Mẹ bầu nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ theo dõi thai cho mình trước khi bổ sung viên uống sắt.
Lưu ý, vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt nonheme, vì vậy bà bầu hãy ăn những thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt ngọt… khi ăn thực phẩm giàu chất sắt hoặc bổ sung sắt với một ly nước cam.
– Canxi:
Nhu cầu canxi cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu khoảng 800mg và từ tháng thứ 4 trở đi là 1500 – 2000 mg/ngày, chia làm 3 lần uống trong các bữa ăn (do lượng canxi mà cơ thể có thể hấp thu chỉ khoảng 500 mg/lần, nếu uống liều lượng cao hơn thì cơ thể cũng không hấp thu hết). Liều tối đa mỗi ngày không quá 2500 mg.
Thai nhi cần canxi để phát triển xương và răng cứng cáp. Nếu bạn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng này, thai nhi sẽ lấy những gì mình cần từ cơ thể bạn, và bạn sẽ mất một lượng canxi không nhỉ được lưu trữ trong xương.
Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 13: Thông báo tin vui với sếp
Đến giai đoạn này, nguy cơ sảy thai đã giảm đi đáng kể nên bạn có thể thông báo tin có bầu với sếp để công ty có kế hoạch sắp xếp công việc và dành những sự ưu ái hơn cho bạn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến việc tập luyện khi mang thai để có sức khỏe thai kỳ tốt nhất.
Nếu đây là lần mang bầu thứ 2 của bạn, hãy nói chuyện với em bé đầu về việc bạn đang mang thai và chuẩn bị tâm lý cho bé khi gia đình của bạn sắp sửa thành viên mới.