Bác sĩ Siêu Âm Xác Nhận Mang Thai Đôi: Câu Chuyện Đặc Biệt Với Hai Bé Sinh Ra Có Hai Đầu

Spread the love

Câu chuyện cảm động về một gia đình Ai Cập đã trải qua hành trình mang thai khó khăn và những điều không thể ngờ tới khi chào đón hai thiên thần của cuộc đời.

Bao hy vọng của gia đình đã tan biến ngay khi bác sĩ thông báo hai bé chào đời mang dị tật nghiêm trọng.

Sau nhiều năm thử thụ tinh trong ống nghiệm, Naglaa Mohammed Yehiya (sống tại Ai Cập) đã cực kỳ hạnh phúc khi phát hiện mình đang mang thai. Thai kỳ của Naglaa rất khó khăn. Cô thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức nhưng chỉ cần nghĩ đến hai con chào đời là cô lại có động lực tiếp tục cố gắng.

Đến ngày Naglaa lâm bồn, cả gia đình vô cùng hào hứng. Vậy nhưng khi bác sĩ lấy hai bé từ trong bụng mẹ ra, họ đã chết lặng. Hai bé bị dính liền đầu vào nhau, trong đó, một bé gần như hoàn toàn không có thân thể.

Hai bé dính đầu vào nhau, trong đó 1 bé không thể tồn tại.

Trường hợp của cặp song sinh này cực kỳ đặc biệt vì trên thế giới chỉ ghi nhận được 10 trường hợp cặp song sinh dính liền không phát triển đầy đủ bộ phận như vậy.

Em bé có đầy đủ cơ thể được đặt tên là Manar còn bé chỉ có đầu là Islaam. Cả hai có bộ não khác nhau nhưng phải dùng chung toàn bộ những cơ quan còn lại. Nói cách khác, Islaam hoàn toàn sống phụ thuộc vào Manar. Ngay khi chào đời, các bác sĩ đã tiên lượng cả 2 em khó mà tiếp tục cuộc sống. Tuy nhiên bé Manar đã vượt qua tất cả thách thức.

Islaam sống phụ thuộc vào tim, phổi, chất dinh dưỡng từ người chị em song sinh.

Tiến sĩ Abla El Alfi, người tham gia ca mổ cho Naglaa giải thích:

“Islaam sống nhờ tim, phổi của Manar. Bé còn lại lấy dinh dưỡng từ người chị em song sinh của mình. Chính vì vậy mà trong vài tháng đầu đời, Manar đã bị suy tim tới 6 lần. Giữ cả 2 sống sót là một cuộc chiến hàng ngày”.

Nếu tiếp tục kéo dài cuộc sống như vậy, nguy cơ cả 2 cùng tử vong là rất cao nên khi hai bé mới 10 tháng tuổi, một đội ngũ gồm 13 bác sĩ tại Bệnh viện Benha, Cairo, Ai Cập đã tiến hành ca phẫu thuật trong 13 giờ và 8 lần truyền máu để tách Islaam ra khỏi Manar.

Gia đình đã phải quyết định tách Islaam ra với mong muốn cứu Manar.

Mặc dù chắc chắn sẽ có những rủi ro lớn khác nhau trong ca phẫu thuật, nhưng bố mẹ vẫn quyết định tiến hành ca mổ này nhằm mang lại cho Manar một tương lai mới tốt đẹp hơn. Cuối cùng, ca phẫu thuật đã thành công ngoài dự kiến.

Abla Alfy một bác sĩ trong ca mổ chia sẻ với tờ báo địa phương:

“Mặc dù tình trạng của Manar đã ổn định, nhưng chúng tôi phải theo dõi sát sao sức khỏe của cô bé, bất cứ trường hợp hợp xấu nào cũng có thể diễn ra”.

Ca phẫu thuật thành công nhưng sau đó Manar đã mất mạng vì nhiễm trùng.

Tuy nhiên, số phần đã không mỉm cười với Manar. Tuy cuộc phẫu thuật diễn ra thành công nhưng sau đó em thường xuyên bị ốm, bị viêm nhiễm bởi sức đề kháng yếu. Cuối cùng năm 2 tuổi, cô bé đã vĩnh viễn ra đi vì bị sốt cao và nhiễm trùng não.

Back To Top