Lý do khiến con trai thấp nhất lớp dù bố mẹ đều cao

Spread the love

Bài viết phân tích nguyên nhân tại sao con cái thường thấp hơn cha mẹ, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho những bậc phụ huynh.

Thực tế, nhiều trẻ em có thể phát triển cao hơn, nhưng sự thiếu hiểu biết của cha mẹ về quản lý chiều cao đã khiến con thấp bé.

Là một bác sĩ chuyên ngành chiều cao và phát triển của trẻ nhỏ, giáo sư người Trung Quốc Wang Lili mới đây đã chia sẻ một câu chuyện đáng chú ý. Theo đó, có một cặp vợ chồng sở hữu chiều cao khác biệt: người chồng cao 1m8, còn người vợ chỉ cao 1m7.

Chính vì vậy, khi đôi vợ chồng này sinh con trai đầu lòng, bản thân họ và bạn bè xung quanh đều chắc chắn, đứa trẻ sẽ có chiều cao rất cao. Tuy nhiên, khi lớn lên, cậu bé lại là một trong những người thấp nhất lớp, thậm chí chiều cao tối đa cũng chỉ đạt ngưỡng 1m6.

Hoang mang vì thấy con mãi không cao thêm, đôi vợ chồng này đưa con đi khám và lập tức nhận ra rằng cách chăm sóc con sai lầm.

Bố mẹ đều cao nhưng cậu bé lại thấp nhất lớp, thời gian tăng trưởng rất chậm chạp.

Theo bác sĩ Wang, nghiên cứu cho rằng bố mẹ cao con chắc chắn sẽ cao, đôi vợ chồng hầu như không quan tâm đến chiều cao của con nhưng vẫn nuông chiều cho con thức khuya, thiếu ngủ. Bởi vì còn nhỏ, hai vợ chồng thấy con thấp bé thì luôn tự an ủi rằng khi lớn con sẽ cao. Không ngờ quá tuổi dậy thì, chiều cao lại dừng lại ở mức chỉ 1m6.

Video: Cho bé ăn như những thứ này để có chiều cao tương đương siêu mẫu.

Thời gian ngủ quyết định rất nhiều đến sự tăng trưởng chiều cao. Bởi điều kiện phát triển của chiều cao, điều này là tuyết yên sẽ tiết ra đủ lượng hormone tăng trưởng. Lượng hormone này sẽ tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, khi trẻ ngủ. Vậy nhưng việc nuông chiều cho con thức khuya, đôi vợ chồng này đã khiến con trai bị lỡ thời điểm vàng.


Tác hại khó ngờ của việc trẻ thức khuya đến phát triển chiều cao

Chiều cao thấp không chỉ gây ra những bất tiện trong cuộc sống mà còn trở thành rào cản khi trẻ đi học, tìm việc và hôn nhân sau này. Nhiều trẻ em, vì thấp bé mà mắc phải những vấn đề về tâm lý như tự ti, trầm cảm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sống hạnh phúc hơn người bình thường.

Tuy nhiên theo một thống kê, có đến 87% các bậc cha mẹ thường không có thói quen theo dõi sát sao chiều cao của con, 90% chọn đợi con…tự cao một cách muộn hơn và tin rằng con mình lớn thì sẽ cao hơn. Thực tế, nhiều trẻ em có thể phát triển cao hơn, nhưng sự thiếu hiểu biết của cha mẹ về quản lý chiều cao đã khiến con thấp bé.


“70% chiều cao của trẻ được xác định bằng các yếu tố di truyền, 30% là các yếu tố bên ngoài bao gồm dinh dưỡng, giấc ngủ, luyện tập thể dục thể thao. Nhiều cha mẹ thấy bản thân mình cao, nghĩ con cũng có thể cao nhưng không chú ý thực hiện đầy đủ thì chiều cao con cũng không thể đạt định tiềm năng.”

, bác sĩ Wang kết luận.


Vậy cho con ngủ lúc nào là hợp lý để trẻ phát triển chiều cao?

Trong các nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cho thấy có 2 giai đoạn trong ngày mà hormone sinh trưởng tiết ra nhiều nhất là từ 21 giờ tối đến 1 giờ sáng và 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng.

Thậm chí lượng hormone sinh trưởng được sinh ra trong khoảng thời gian này còn được chứng minh cao gấp 5 – 7 lần so với thời gian ban ngày.

Do đó để trẻ có thể tận dụng được tốt nhất khoảng thời gian vàng thì các bé nên được bố mẹ cho đi ngủ tầm 8h30’ tối, muộn nhất cũng không được quá 9h30 tối và để trẻ thực dậy sau 7h sáng hôm sau.

Back To Top