6 Phương Pháp Dạy Con Từ Các Nhà Giáo Dục Nổi Tiếng Giúp Trẻ Phát Triển Toàn Diện

Spread the love

Khám phá những phương pháp giáo dục nổi tiếng giúp trẻ phát triển toàn diện và nuôi dạy ý thức tự lập, tự tin.


Để tìm ra một phương pháp nuôi dạy con phù hợp là điều không hề dễ dàng bởi xung quanh bạn sẽ luôn có những lời khuyên đối nghịch với nhau. Ngay cả quan điểm mà các giảng viên và chuyên gia tâm lý đưa ra cũng không thống nhất. Song nếu bạn tin và cho phép trẻ được tự do phát triển cũng như tôn trọng cá tính của chúng thì chúng sẽ lớn lên và trở thành một đứa trẻ tự tin, hạnh phúc.

Dưới đây là những quan điểm giáo dục đến từ những nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới và được công nhận là rất hiệu quả trong việc giáo dục con trẻ, cha mẹ có thể tham khảo:



1. Phương pháp giáo dục Montessori – Maria Montessori

Maria Montessori là người phụ nữ đầu tiên ở Ý hoàn thành khóa học ở trường y, nơi cô đã làm việc với những đứa trẻ bị bệnh. Montessori đã nhiều lần được định đề cử giải Nobel và hiện cách giáo dục này của cô đã trở thành phổ biến ở nhiều nước.


Quan điểm của Maria Montessori thể hiện trong phương pháp giáo dục này:

– Một đứa trẻ xứng đáng được tôn trọng. Vì thế khi nói chuyện hay mong muốn trẻ làm điều gì đó yêu cầu một cách lịch sự thay vì sai khiển trẻ.

– Đừng nhĩn trẻ với ánh mắt của một người lớn, từ trên cao nhìn xuống mà hãy ngồi ngang hàng và cùng tâm mắt với chúng.

– Hãy thiết kế một bộ bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ cũng như một chiếc mốc quần áo mà chúng hoàn toàn có thể tự mình treo lên. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

– Đừng thay trẻ làm những điều mà chúng có thể tự mình thực hiện.

– Nếu gặp bất cứ vấn đề gì thì hãy đưa ra hình phạt cho trẻ thì cũng được phát cho trẻ cảm giác tội lỗi về mọi thứ chúng đang làm.

– Nếu bạn chỉ ở vai trò hỗ trợ và cho phép con được thể hiện cảm xúc của mình thì lớn lên, con sẽ là một đứa trẻ tự tin.

– Hãy tạo điều kiện để con có thể phụ giúp việc nhà.

– Thay vì mua đồ chơi bằng nhựa cho con thì nên cân nhắc mua những đồ chơi bằng vật liệu tự nhiên.



2. Phương pháp giáo dục Reggio – Loris Malaguzzi

Nhà tâm lý người Ý Loris Malaguzzi đã đưa ra một định nghĩa rõ ràng: Một đứa trẻ có thể nói hàng trăm ngôn ngữ, tức là chúng có thể nói chuyện với cả thế giới và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau: thông qua các bản vẽ, trò chuyện, ca hát hay những trò chơi.

Song thực tế là người lớn lại đang cắt ngang những ngôn ngữ này của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần lắng nghe con cái nói nhiều hơn và dạy học cách sử dụng những “ngôn ngữ” đặc biệt đó trong cuộc sống hằng ngày.


Quan điểm của Loris Malaguzzi thể hiện trong phương pháp giáo dục này:

– Không có câu trả lời nào là sai cả, chỉ có những quan điểm khác nhau về một vấn đề mà thôi. Vậy nên đừng nói với trẻ rằng chúng đã sai mà hãy hỏi chúng tại sao chúng lại nghĩ như vậy, sau đó nói cho chúng nghe về một cách suy nghĩ khác nữa.

– Trước khi bắt đầu giải thích một điều gì đó hãy hỏi thử xem con đã biết về điều đó hay chưa. Nếu bạn nói với con về những điều con đã biết thì sẽ rất dễ gây mất hứng thú và trẻ sẽ không muốn nghe bạn.

– Đặt ra cho trẻ các câu hỏi và yêu cầu chúng trả lời một cách tự nhiên. Bằng cách này, trẻ sẽ dần dần học được cách suy nghĩ cũng như thể hiện suy nghĩ của mình.

– Hãy để trẻ được đưa ra sự lựa chọn của riêng mình về màu sắc quần áo, ba lô,…



3. Phương pháp giáo dục Waldorf – Rudolf Steiner

Ý tưởng này được hình thành từ mong muốn tạo ra một đứa trẻ tự tin, yêu thích công việc và có thể tự mình khám phá những khả năng sáng tạo của bản thân. Tại các trường học áp dụng phương pháp giáo dục Waldorf, không hề có sự tôn ti trật tự của các bài kiểm tra và điểm số như chúng vẫn có ở những học sinh thông thường khác.


Quan điểm của Rudolf Steiner thể hiện trong phương pháp giáo dục này:

– Không có cuốn sách nào có thể dạy cho phụ huynh cách giao tiếp với trẻ. Mỗi đứa trẻ là duy nhất, vì vậy với mỗi đứa trẻ khác nhau thì cần có sự điều chỉnh và giao tiếp khác nhau.

– So với những phần học nhảm chán trong sách thì những câu chuyện thực sự dẫn dắt trẻ đến hiệu quả hơn.

– Trẻ em nên dành nhiều thời gian vui chơi ngoài trời hơn để học cách quan sát, nhìn nhận cảnh đẹp xung quanh cũng như sống hòa hợp với thế giới.

– Những món đồ chơi đơn giản, các khối gỗ sẽ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng rất nhiều.

– Những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, an toàn. Mỗi ngày nên bắt đầu bằng một bài thơ.



4. Hệ thống giáo dục Summerhill – Alexander Neill

Đây được cho là ngôi trường gây tranh cãi nhất ở Anh vì trẻ được phép không học và tham gia các lớp học hằng ngày. Trung bình, chúng sẽ được nghỉ trong vòng 3 tháng và sau đó mới bắt đầu tham gia vào các lớp học. Tại Summerhill, ngoài các môn học quen thuộc thì trẻ được dạy về photoshop, dạy ảo thuật, trồng cây hay những kỹ năng hữu ích khác.


Quan điểm của Alexander Neill thể hiện trong phương pháp giáo dục này:

– Khi chúng ta nói “không” với một đứa trẻ, thì đứa trẻ đó sẽ bắt đầu nói “không” với cuộc sống.

– Một đứa trẻ không khổ khăn là một đứa trẻ không vui, không thể tìm thấy sự hòa hợp với thế giới hay với bạn thân nó.

– Cha mẹ của những đứa trẻ nên xem xét lại bản thân mình bằng cách trả lời các câu hỏi:

Tôi có giúp đỡ con không? Tôi có tin tưởng con không?

– Những gì một đứa trẻ cần đó là được sống cuộc sống của riêng mình chứ không phải là một cuộc sống đã được định sẵn bởi gia đình và nhà trường.

– Trẻ em không cần phải thích nghi với trường học mà ngược lại, trường học cần điều chỉnh để phù hợp với trẻ.

– Tất cả trẻ đều cần sự tự do hơn bất cứ điều gì. Nếu có tự do thì trẻ có thể làm những điều mình mong muốn.

– Cha mẹ thường nên dạy trẻ sự thật về những điều sai lầm mà chúng gây ra. Song sẽ tốt hơn nếu nên dạy trẻ đừng sợ hãi những điều gây ra.



5. Phương pháp giáo dục Instrumentalism – John Dewey

Tại Mỹ, John Dewey được mệnh danh là “cha đẻ của nền giáo dục tiến bộ”. Ông tin rằng, vai trò của trường học là dạy cho một đứa trẻ biết tìm cách để thoát khỏi mọi tình huống khi chúng được học cách thích nghi với mỗi trường xung quanh. Đó là lý do tại sao trẻ nên được dạy về những nhiệm vụ cụ thể hơn là bài học mang tính trừu tượng trong sách vở.


Quan điểm của Dewey được thể hiện trong phương pháp giáo dục này:

– Hành động sẽ dẫn đến kết quả, thay vì chỉ được dạy, được nói thì trẻ nên bắt tay vào thực hiện.

– Đừng khiến trẻ cảm thấy xấu hổ khi thất bại mà hãy dạy chúng suy nghĩ thất bại thì giúp chúng ta tốt hơn.

– Tất cả những khám phá khoa học vĩ đại đều được tạo ra bởi những người không ngừng tưởng tượng và sáng tạo.



6. Phương pháp giáo dục Célestin Freinet

Ở tuổi 24, Freinet đã mở trường học để giúp đỡ những đứa trẻ chăm phát triển. Tại trường học của mình, Freinet không sử dụng bất kỳ một cuốn sách hay giáo bài tập về nhà, nhưng bắt ngườI là học sinh ở đây luôn đặt kết quả nổi bật và được phát triển toàn diện.


Quan điểm của Célestin Freinet thể hiện trong phương pháp giáo dục này:

– Các hoạt động dù dẫu chỉ nhất cũng có thể trở thành trải nghiệm nếu buộc phải thực hiện nó.

– Một hình thức phát triển chính là làm nhạc cho cả người trưởng thành và bị trưởng thành.

– Những đứa trẻ được học cách làm việc nhà thường xuyên từ nhỏ sau này sẽ tự tin.

– Thay vì cảm thấy khoan khoái và trưởng thành thì nên thường xuyên lắng nghe trẻ thấy được sự lựa chọn của chúng là đúng.

Back To Top