Bí quyết nuôi con bằng sữa mẹ của cô giáo Hà Nội: Trữ hơn 100 lít sữa

Spread the love

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ của chị Đặng Nga My, 28 tuổi, giáo viên tại Hà Nội, khiến nhiều mẹ bỉm sữa cảm thấy khâm phục.

Nuôi con bằng sữa mẹ đang ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều bậc phụ huynh. Đối với mỗi người mẹ, mỗi lần mang thai và sinh con lại mang đến một trải nghiệm riêng biệt. Khi sinh bé đầu lòng, mẹ nào cũng hồi hộp, lo lắng trước vai trò mới mẻ của mình. Nhưng khi sinh bé thứ hai, chắc chắn mẹ sẽ bớt căng thẳng hơn và nhanh chóng thích nghi hơn. Đó cũng là câu chuyện của chị Đặng Nga My (28 tuổi, giáo viên sống tại Hà Nội).

Khi sinh bé đầu tiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chị My phải cho bé bú thêm sữa công thức từ tháng thứ 6. Đến bé thứ 2, chị đã thành công mỹ mãn trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ khi bé được bú mẹ hoàn toàn và chị còn trữ được hơn 100 lít sữa cho con. Hãy cùng tìm hiểu những tuyệt chiêu giúp sữa về dồi dào của bà mẹ này.

Chị My thường xuyên nhận được yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ.


1. Chuẩn bị kiến thức thật tốt, sẵn sàng bước vào “cuộc chiến”

Nuôi con bằng sữa mẹ là lựa chọn không ít gian nan, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực từng ngày của người mẹ. Chính vì vậy dù đã sinh bé thứ 2 nhưng chị My vẫn dành thời gian tìm hiểu những kiến thức thiết thực, nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách tham gia các lớp học tiềm sản tại bệnh viện ngay từ khi mang thai. Ngoài ra, chị còn chủ động tìm hiểu thông tin về vấn đề này thông qua sách, báo, mạng xã hội và tự rút kinh nghiệm từ lần sinh đầu.


“Qua lần sinh con đầu lòng, mình đã biết cách lắng nghe và chăm sóc cơ thể hơn, hiểu rõ về việc tiết sữa, tự nhận định và giải quyết được những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ như hiện tượng tắc tia sữa, thiểu sữa, sút do tác dụng sữa, điều chỉnh tốc độ đè chính thức đổ chảy của dòng sữa khi cho con bú… để làm tốt hơn trong lần thứ 2 này. Đối với mình, mỗi em bé không phải là một chiếc bánh cần được lập đầy, mà mỗi đứa con khi ra đời chính là một thế giới khác mà cha mẹ cần phải lắng nghe bằng cả trái tim để khám phá và hòa hợp.” , chị My chia sẻ.

Sau lần sinh đầu tiên, chị My đã rất ra nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi con.


2. Ăn khoa học, uống đầy đủ

Dinh dưỡng có lẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chính vì vậy chị My đã tìm hiểu rất kỹ càng, sau liệu trình được một thực đơn hoàn hảo cho phụ nữ sau sinh, bao gồm các món giúp bổ sung dưỡng chất cho mẹ sau sinh, các món thông tia sữa, các món lợi sữa, những thực phẩm nên ăn, nên tránh… và công thức chế biến các món ăn nên được Sử dụng đúng thời điểm (khi tia sữa đã được thông), nếu không có thể gây tác dụng phụ khiến tình trạng tắc tia sữa càng trở nên trầm trọng hơn.

Chị chia sẻ: ”

Khi bé bú gấp đổi gấp ba thì mẹ cũng phải ăn uống gấp đổi gấp ba. Ăn phải như những đủ chất, giàu đạm và protein, chất xơ và khoáng (tinh bột ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều, ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng: thịt bò, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, cá, tôm…). Tuyệt đối không được để bụng đói, đặc biệt khi có thể khiến mẹ bị stress, gây giảm tiết sữa.


Theo mình, các món ăn lợi sữa cần được sử dụng đúng thời điểm (khi tia sữa đã được thông), nếu không có thể gây tác dụng phụ khiến tình trạng tắc tia sữa càng trở nên trầm trọng hơn.

Hiện nay chị My đã trữ được hơn 100 lít sữa mẹ.


Móng giò, chân cho, chân đê… là món ăn lợi sữa, tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng nếu ăn chung với các thực phẩm có tác dụng thông tia sữa khác như: đu đủ xanh, lá đinh lăng, quả sung, hoa chuối… nếu không thể gây tác dụng tia sữa vì thành phần mỡ và collagen trong đang vật sau khi hấp thụ vào cơ thể mẹ khiến sữa trở nên đặc sánh hơn. Trong thực đơn một tuần chỉ nên ăn 1-2 lần các món hàm này, ngoài ra các mẹ có thể lựa chọn các món ăn lợi sữa khác nguồn gốc từ thực vật: vừa lợi sữa vừa không làm mẹ bị tăng cân mất kiểm soát: VD: rau thía là, rong biển, chè lá vàng… ”

Bên cạnh việc ăn uống thì chị My khuyên các mẹ sau sinh cần luôn luôn uống đủ nước, không để cơ thể bị thiểu nước sẽ không thể tiết sữa. Như chị sinh bé vào mùa hè, cần uống khoảng 3-4 lít nước, 500ml sữa, 1-2 quả dừa hoặc 500ml nước hầm đậu đen, mẹ cũng nên uống sạch một tô canh hoặc nước luộc rau từ 300-500ml. Như vậy, tính số bữa mẹ có thể tiếp nhận khoảng 5-6 lít nước mỗi ngày.


3. Không để cơ thể mất nước, giữ tinh thần vui vẻ

Bên cạnh chế độ ăn uống thì chị My cũng nhấn mạnh tinh thần của người mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiết sữa.


“Theo mình, việc tiết sữa cũng cần phải có sự thoải mái, vì vậy trong khi cho con bú, mình hạn chế những việc dễ khiến cơ thể mất nước như là di chuyển đi xa, ra ngoài khi trời nắng gắt/lạnh giá/mưa…, tránh không để bị ẩm ướt, tránh tiếp xúc với những người khác. Mục đích là để cho cơ thể được nghỉ ngơi, tâm đồng, để dành năng lượng cho việc tiết sữa.”


Có thể khó tin nhưng thực sự vào những lúc khó khăn, đau đớn trong hành trình nuôi con mình không cảm thấy lo lắng. Ngược lại, cảm thấy quyết tâm. Có lẽ vì tình yêu với con trẻ giúp mình vực qua được những biến động cảm xúc khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ cũng như giúp mình bớt bận lòng trước những kinh nghiệm tích lũy từ lần sinh con đầu lòng nên mình thấy mình bình tĩnh và mạnh mẽ hơn. Từ đó những khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ cũng dễ dàng giải quyết hơn.”

Chị My may mắn vì trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con luôn có sự ủng hộ đắc lực từ gia đình.


4. Ưu tiên cho con bú trực tiếp, hút sữa theo cữ hợp lý

Theo kinh nghiệm của bản thân, chị My cho biết cho con bú trực tiếp càng nhiều càng tốt nếu việc cho bú trực tiếp nên diễn ra vào ban ngày. Các em bé có xu hướng bú vào lúc ban đêm, dẫn đến việc là bé ăn chưa no nhưng đã chìm vào giấc ngủ, và ngủ chưa lâu sau thì lại bị đòi thức dậy. Như vậy thời gian giấc ngủ không kéo dài. Lợi dụng việc này, các mẹ nên tập cho bé ngủ theo phương pháp EASY từ tháng thứ 2 trở đi. Bằng cách cho bé bú mẹ ban ngày, ngủ nhưng giấc ngắn, thời gian ngắn tranh thủ cho bé có thời gian thực chồi, khám phá mọi thứ xung quanh, tập thể dục, trò chuyện với bố mẹ.

Đến đêm, mẹ hút sữa và chia nhỏ thành các bữa để bé ăn, việc này có 3 ưu điểm: thứ nhất, mẹ sẽ dễ dàng biết lượng sữa cho bé ăn đủ 100%, bé ngủ dài và sau hẳn. Thứ hai, mẹ có thể nhờ người thân (chồng, ông bà…) hỗ trợ cho bé ăn ban đêm để mẹ có thể nghỉ ngơi. Thứ ba, khi cho con bú mẹ sẽ dễ dàng quản lý lượng sữa, lại cho con bú nằm khi mẹ không hay biết, dẫn đến việc từ vòng răng rất thường tâm. Cho nên vào ban đêm, cho bé bú bình sẽ phần nào an toàn (tốc độ dòng sữa ở bình khá ổn định, tránh cho bé không bị sặc sữa.

Chị My khẳng định hành trình nuôi con bằng sữa mẹ là hành trình rất gian nan.

Bên cạnh việc cho bé bú thì chị My cũng duy trì hút sữa theo cữ hàng ngày để tránh tắc tia sữa. Tuy nhiên, chị My không “ham” hút nhiều để trữ mà khi thấy lượng sữa tiết ra nhiều gấp khoảng 3-4 lần so với nhu cầu của con, chị lập tức điều chỉnh lại khoảng cách giữa các lần hút sữa.


“Trước đây mình hút 2-3h/lần nhưng bây giờ giảm xuống là 4-5h/lần. Mỗi cữ đàn tiết ra được khoảng 350 – 400ml sữa, ban đêm cữ dài hơn nên sẽ khoảng 400 – 530ml/cữ. Trung bình mỗi ngày mình sẽ hút được khoảng 2,6 lít sữa”

, chị My chia sẻ.

Với những kinh nghiệm quý giá của mình, chị My cho biết chị hy vọng sẽ giúp những người mẹ trẻ như chị  được thuận lợi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời.

Back To Top