Bài viết về sự việc người phụ nữ nhập viện cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet, do vi khuẩn Bacillus cereus gây ra, khiến độc giả lo lắng.
Sau khi ăn tại nhà hàng buffet, người phụ nữ đã bị khó thở phải nhập viện cấp cứu.
Theo tờ WFAA đưa tin, bà Germaine Mobley, 62 tuổi, sống ở bang Texas, Mỹ đã cùng một người bạn tới ăn tại nhà hàng Asian King Buffet vào năm 2016. Sau khi ăn xong, bà không thấy có bất kỳ điều gì bất thường và còn trả tiền ăn sau đó.
Bà Mobley nhớ lại:
“Thức ăn ở đây rất ngon, tuy nhiên trên đường về nhà, tôi bắt đầu cảm thấy không ổn. Về đến nhà mình ở Corsicana, sức khỏe của tôi càng tồi tệ hơn.”
Khi ấy, bà Mobley cảm thấy rất khó chịu và buồn nôn.
Sáng hôm sau, bà đột nhiên bị khó thở, và bà phải gọi xe cứu thương đưa tới bệnh viện. Theo kết luận của các bác sĩ, bà Mobley đã ăn phải vi khuẩn Bacillus cereus có trong cơm rang.
Bà Mobley sau đó đã quyết định khởi kiện nhà hàng vì khiến bà bị ngộ độc và yêu cầu mức bồi thường 1 triệu USD (tương đương khoảng 23 tỷ đồng).
Nhà hàng nơi bà Mobley đã ăn cơm rang.
Vi khuẩn Bacillus cereus là gì?
Video: Hình ảnh vi khuẩn Bacillus cereus
Bacillus cereus là một loại vi sinh vật hoại sinh rất phổ biến trong đất. Nó là một loại vi khuẩn tạo ra độc tố và có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm được để qua lâu ở nhiệt độ phòng. Bacillus cereus có thể được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm đặc biệt là ở các loại thực phẩm từ thực vật, và trong cả thịt, cá, những sản phẩm từ sữa.
Các quan quan lý thực phẩm và dược phẩm cũng cho biết, vi khuẩn Bacillus cereus thường được tìm thấy trong cơm rang và là nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm.
“Hội chứng ngộ độc thực phẩm” là một thuật ngữ thường được dùng để mô tả hiện tượng mọi người mắc phải sau khi ăn các món cơm chiên có chứa vi khuẩn Bacillus cereus. Các triệu chứng khi ngộ độc bao gồm chuột rút, nôn mửa và tiêu chảy và kéo dài trong khoảng 24 giờ, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.
Trong cơm rang có chứa vi khuẩn Bacillus cereus. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, bà Mobley cho biết bà đã ở trong bệnh viện suốt 8 ngày và phải dùng máy thở trong 2 ngày. Ngay cả sau khi đã xuất viện, bà cũng không thể đi bộ được một tuần và phải trải qua ba tháng thử thách trước khi hoàn toàn bình phục.
Tuy nhiên, Mobley cũng thừa nhận rằng mình gặp trở ngại về sức khỏe trước khi ăn món cơm rang này. Đây có thể là nguyên nhân khiến tình trạng của bà tệ hẳn khi ở trong bệnh viện.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
Với trường hợp ngộ độc, nếu bệnh nhân có tình trạng nôn thì cần nhanh chóng giải phóng thức ăn ra ngoài. Pha 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng để gây nôn là một trong những cách hiệu quả.
Sau khi nôn ra được hầu hết thức ăn thì nên đưa người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi để phòng khi có triệu chứng gì khác lạ thì đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều thì cần bù sung dung dịch oresol để tránh mất nước cho cơ thể.
Đối với trường hợp hợp bệnh nhân có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức thì cực kỳ cần chuyển đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Không cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc nào theo lời mách bảo.