Cô gái 21 tuổi suýt chết vì viêm não khi chơi điện thoại 4 giờ liên tục

Spread the love

Bài viết về câu chuyện cô gái 21 tuổi mắc bệnh viêm não tự miễn vì thói quen chơi điện thoại liên tục, cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhiều người sau khi chơi điện thoại liên tục trong khoảng thời gian dài, cảm thấy đau đầu, sốt thường nhầm lẫn là cảm lạnh thông thường, nhưng những dấu hiệu này là điềm báo của loại bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều.

Vận Đình, 21 tuổi, là một sinh viên năm thứ 3 sống tại Hồ Nam (TQ). Vào cuối đêm cách đây không lâu, cô đã bị đau đầu sau 4 tiếng liên tục ngồi chơi điện thoại di động, cô còn cảm thấy bị sốt và cho rằng đó là vì cảm lạnh nên đi mua thuốc về uống. Tuy nhiên tình trạng đau đầu ngày càng nguy hiểm hơn.

Vận Đình bị đau đầu, sốt và nghẹt mũi. (Ảnh minh họa)

Hai ngày sau, buổi tối khi Vận Đình đi ngủ thì cô mơ thấy có người muốn hãm hại cô. Cô còn nói với mọi người trong gia đình: máy tính và điện thoại di động của mình bị virus xâm nhập vào, dẫn đến việc bị dối loạn thông tin, và những từ ngữ khác không thể giải thích được.

Vận Đình đột nhiên bị “rối loạn tinh thần”, khiến bố mẹ cô rất lo lắng nên nhanh chóng đưa con gái đến Bệnh viện Nhân dân thành phố số 2 của tỉnh Hồ Nam để khám chữa.

Sau khi chẩn đoán, phòng khoa Thần kinh của bệnh viện, bác sĩ Hoàng Viên Khiếu đã hồi tỉ mỉ về quá trình phát triển của Vận Đình, phản đoán rằng Vận Đình rất có khả năng là bị viêm não, cần phải nhập viện để điều trị.

Sau khi kiểm tra, bệnh nhân có các triệu chứng như sốt, phản ứng chậm chạp, biểu cảm ứ đọng, khi trả lời các câu hỏi thì thường trả lời lan man không đúng trọng tâm.

Thêm bước tiến hành kiểm tra chắc định số sống thật lượng, kết quả cho thấy áp lực dịch não tủy của Vận Đình đạt đến 220mmH2O (cột nước), của người bệnh thường là từ 80-180mmH2O, tỷ bạch cầu tăng cao, xét nghiệm không thể kháng receptor NMDA, kết quả dương tính. Tín hiệu điện não từ nhẹ đến trung bình bất thường, bác sĩ chẩn đoán đây là viêm não tự miễn do kháng thể NMDA.

Sau khi điều trị kịp thời, tình hình sức khỏe của Vận Đình đã được cải thiện.

Các bác sĩ đã dùng các biện pháp điều trị như: Hỗ trợ phòng ngừa hoặc giảm nhẹ tình trạng phú thần não, chống virus, liệu pháp sốc kích thích tố và chống lại các triệu chứng loạn thần kinh,… Sau khi điều trị kịp thời đúng tiêu chuẩn, bệnh tình của Vận Đình đã dần ổn định, cả bàn đã dần phục hồi.



Video: Sau sinh có nên sử dụng điện thoại?


Tại sao Vận Đình mắc bệnh viêm não tự miễn?

Bác sĩ Hoàng Viên Khiếu giải thích rằng, viêm não tự miễn là một loại viêm não tự miễn đặc biệt. Viêm não tự miễn là tự cơ thể sản sinh ra kháng thể khiến bệnh viêm não.

Chơi điện thoại trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến việc cô bị bệnh viêm não tự miễn.

Bác sĩ Hoàng Viên Khiếu giải thích thêm:

“Việc Vận Đình chơi điện thoại trong một thời gian dài, dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học, giảm miễn dịch và nhiễm virus dẫn đến viêm não tự miễn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tình sẽ ngày càng phát triển gây nguy hiểm đến tính mạng.”

Bệnh phổ biến biến ở trẻ em, thanh niên, và ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Biểu hiện đầu tiên là có dấu hiệu đau đầu, phát sốt, sau đó thể hiện tình thần hành vi bất thường, phát chứng động kinh, hoạt động ngôn ngữ bị cản trở và không tự chủ được bản thân,… nó thường được nhầm lẫn với bệnh tâm thần.


Những biện pháp phòng ngừa mắc bệnh viêm não tự miễn

Trưởng khoa thần kinh Bệnh viện số 2, bác sĩ Dương Tùng Lâm cũng nhấn mạnh như mọi người: Giảm thời gian chơi điện thoại mỗi ngày, thường xuyên tập thể dục để nâng cao khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh viêm não tự miễn.

Thời gian sử dụng điện thoại càng ít càng tốt cho sức khỏe.

Tăng cường các thực phẩm nhiều dinh dưỡng, giữ gìn tâm trạng tốt, luôn luôn vui vẻ lạc quan. Thường xuyên mở cửa sổ thông gió trong nhà, hoặc sử dụng cây xanh hạ nhiệt để giữ độ ẩm trong không khí.

Đến những nơi công cộng phải đeo khẩu trang, về nhà phải rửa tay thường xuyên. Nếu bạn xuất hiện cảm lạnh, sốt, có các triệu chứng thần kinh, cần gấp đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, bằng không sẽ rất nguy hiểm trong thời gian điều trị tốt nhất.

Back To Top