Khám phá nguyên nhân sâu xa hình thành những vết bớt xanh trên cơ thể trẻ sơ sinh, điều mà nhiều bậc phụ huynh rất thắc mắc.
Người xưa cho rằng vết bớt trên người trẻ là dấu hiệu của nữ hơn mà Thương đế ban tặng và không thể loài bỏ được như những thực tế lý do vì đâu?
Hầu hết mọi em bé khi chào đời đều có một vài vết bớt xanh trên cơ thể. Những vết bớt này tuy không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ nhưng nhiều cha mẹ lại không thích thú vì thấy chúng mất thẩm mỹ. Người xưa cho rằng vết bớt trên người trẻ là dấu hiệu của nữ hơn mà Thương đế ban tặng và không thể loài bỏ được. Vậy thực tế thì nguyên nhân những vết bớt này được hình thành do đâu?
Hầu hết mọi em bé khi chào đời đều có một vài vết bớt xanh trên cơ thể. (Ảnh minh họa)
Vết bớt xanh là gì?
Bớt xanh hay bớt Mong Cổ (Mongolian Spot) là những đốm trên da có màu sắc xám, nâu hoặc thậm chí là xanh tím, xanh lục như vết bầm. Loại bớt này có nhiều kích cỡ khác nhau, hòa vào phần như da, thường tự biến mất trước trẻ được độ tuổi đi học và không cần đến sự hỗ trợ y khoa. Đây cũng là loại bớt thường thấy nhất, ở châu Á có đến 80% trẻ sơ sinh có bớt xanh.
Lý do là do các tế bào biểu bì bị sắc tố melanocytes tập trung dưới lớp hạ bì trong suốt quá trình di chuyển từ hệ trung ương thần kinh xuống các lớp biểu bì. Vết bớt xanh chủ yếu xuất hiện ở các vị trí như mông và đùi.
Những yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố di truyền
Sự hình thành, phát triển của trẻ thường được thừa hưởng từ gen di truyền của cả cha lẫn mẹ. Vì vậy nếu vết bớt ở trẻ được thừa hưởng di truyền thì không có cách nào có thể phòng tránh được. Những vết bớt màu xanh này thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ và nếu lo lắng mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ.
Sự hình thành, phát triển của trẻ thường được thừa hưởng từ gen di truyền của cả cha lẫn mẹ.
Môi trường bên ngoài
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm bẩn, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm thì cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ có những vết bớt từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy các mẹ bầu cần chú ý đến nguồn thực phẩm an và cần kiểm soát cảm xúc. Mẹ cũng cần lưu ý không nên ra ngoài khi trời quá nắng, khi thời gian tia cực tím ở độ cao sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Tâm trạng người mẹ
Trong thời gian mang thai, người mẹ thường có cảm giác khó chịu về thể chất làm biến đổi tâm lý. Tuy nhiên mẹ bầu cần nhớ về con để tạo tâm lý thoải mái nhất và tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển của bé.
Các cấp đôi nên đi xem phim, đi dạo và có những bữa ăn ngon để kiểm soát cảm xúc. Mẹ có thể không biết nhưng chính việc tâm lý thoải mái cũng có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng và là nguyên nhân gây ra những bất thường ở trẻ.
Phong Thư (Dịch theo Sina)
Người mẹ trong tình trạng bị béo phì, tiểu đường thai kỳ và nhiều chứng bệnh khác.
Tiêm phòng cúm là làm giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vẫn nhiều người lo ngại tiêm phòng cúm khi mang thai vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.