Tracy Hồng Ngọc, một bà mẹ trẻ tại Mỹ, chia sẻ hành trình mang thai đầy cảm xúc và những điều thú vị dù gặp nhiều thử thách.
Kết hôn rồi sang định cư tại Mỹ được gần 2 năm, Tracy Hồng Ngọc (27 tuổi) với kinh nghiệm của một huấn luyện viên cá nhân đã biến thai kỳ của mình thành một trải nghiệm mang thai thú vị và khiến không ít người ngưỡng mộ vì thân hình “chuẩn không cần chỉnh” dù đang mang thai ở những tháng cuối.
Tracy Hồng Ngọc đang bước vào tháng thứ 7 thai kỳ.
Mang thai con đầu lòng, lại ở một đất nước xa xôi, không gần gia đình, thiệt thòi những lời khuyên mà hầu hết các bà mẹ Việt đều được nghe khi mang bầu như: ăn nhiều vào, ăn thay con, không được ăn rau ngót, không được ăn món này món nọ… Tracy Hồng Ngọc vẫn tự tin bởi ngay từ lúc cấn bầu cô đã được trang bị đầy đủ kiến thức tiên sản để biết làm thế nào giữ cho bản thân 1 thai kỳ khỏe mạnh.
Đẫm nghén suốt 5kg nhưng vẫn vui vẻ vì được y tá chăm như công chúa
Với các mẹ, khi mang thai 3 tháng đầu là thời gian khó khăn nhất vì mới mẻ và đẫm nghén, bạn có trải qua cảm giác đó không?
Mình bị nghén nặng từ lúc mới cấn bầu, suốt 4 tháng đầu phải nhập viện liên tục để truyền dịch vì không ăn uống được gì kể cả uống nước, bị sốt vì đàm và người lúc nào cũng như bị trúng gió, sụt 5 kg. Sau đó dần giảm bớt nhưng tình trạng vẫn còn nghén.
Ở Mỹ, khi bị đỡ nghén bác sĩ sẽ chỉ định gì để giảm nghén?
Bác sĩ khuyên mình nên bổ sung vitamin B6, không để đói, chia nhỏ bữa ăn ra thành 5-6 lần/ngày, ngậm hoặc uống gừng, tránh ăn đồ chiên xào dầu mỡ và đồ cay hoặc những món khó tiêu hóa.
Khi đói nhiều thì phải uống nước thật nhiều và tốt nhất là uống loại nước điện giải để bù lại khoáng chất và nước bị mất. Đặc biệt với trường hợp hợp nghén nặng thì có cho dù thêm thuốc kiềm hồi mỗi ngày và mình vẫn còn đang phải uống.
Và đặc biệt trong ba tháng đầu thai nhi sẽ hút chất có sẵn từ thể của người mẹ nên nếu mẹ bầu thiệt thòi ăn vào thì giảm từ 1-5 kg thì thai nhi vẫn phát triển bình thường.
Trong 3 tháng đầu, cô bị nghén nặng không ăn uống được gì và sụt 5kg.
Theo bạn, đi khám thai ở Mỹ khác gì với ở Việt Nam?
Ở Mỹ mình sẽ được tự lựa chọn chọn khám theo loại bảo hiểm của mình như cách khám và các mốc cũng giống ở Việt Nam và phải theo đúng lịch hẹn.
Đặc biệt mốc 12 tuần là bắt buộc phải đến bệnh viện kiểm tra, các lần tiêm vacxin cũng được tư vấn không cần mẹ bầu tự yêu cầu, trong suốt thai kỳ không siêu âm 4D trước khi cần thiết lắm. Mỗi lần khám không có sổ khám ghi chi tiết đến mẹ bầu thường không bị lo lắng thái quá về các chỉ số.
Bác sĩ chỉ cho uống vitamin tổng hợp và khuyên uống thêm dầu cá, còn sắt và canxi nếu xét nghiệm không thiếu thì bác sĩ sẽ không khuyên siêu âm, khác với Việt Nam mình thấy nhiều mẹ bầu tự ý dùng sắt và canxi từ tháng thứ 4 thai kỳ.
Cô khá tự tin vào những kiến thức thai kỳ được bác sĩ hướng dẫn.
Khi đi khám bác sĩ sẽ có dẫn dắt gì khiến khem gì không?
Bác sĩ chỉ dặn mình nên kiêng đồ tây và sống suốt thai kỳ, kiêng đồ dầu mỡ và tùy theo tình trạng tiêu hóa của từng người mà kiêng khác nhau như Tracy thì lúc truyến nước do ọc quá nhiều khiến bầu tử yếu nên phải kiêng hết chỉ được ăn nước súp hàng tuần và sau đó ăn đổ mềm dần.
Mang bầu, sinh con ở đất nước hiện đại nhất thế giới, chắc chắn bạn cũng được trải nghiệm những dịch vụ vô cùng tuyệt vời?
Phải nói là chuyến bầu bí và sinh con ở Mỹ rất sướng. Đầu tiên là về chi phí, tất cả các lần khám thai, xét nghiệm và đi sinh dù sinh thường hay mổ đều được bảo hiểm trả hầu như hoàn toàn. Kể cả người thu nhập thấp vẫn được hưởng bảo hiểm của chính phủ về khám thai và sinh con.
Song song đó, chính phủ có nhiều chương trình miễn phí bổ sung kiến thức cho các mẹ bầu và các buổi chia sẻ sau sinh để giảm trầm cảm, chính phủ cũng hỗ trợ miễn phí thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu trong lúc mang thai và miễn phí sữa cho khi con sinh ra đến lúc con 1 tuổi nếu con không hoăc ít uống sữa mẹ. Cho nên, ở Mỹ khi sinh con cũng được giảm một phần áp lực về kinh tế.
Bà mẹ trẻ cảm thấy bớt lo lắng hơn về biết chồng có thể cùng mình “vượt cạn”.
Thứ hai là về dịch vụ chăm sóc khi sinh và sau sinh, các y tá ở Mỹ chăm sóc mẹ bầu cực kỳ lưỡng và luôn vui vẻ nhắc nhở như đồi xử với một công chúa vậy, hầu hết thường xuyên kiểm tra tình hình và hỏi ý mẹ bầu mọi thứ, giúp cho mẹ bầu lúc khó khăn nhất cũng cảm thấy dịu.
Thứ ba là chế độ thai sản, tùy mỗi công việc và chủ lả khác nhau nhưng nếu làm việc cho công ty hoặc chính phủ thì chế độ sẽ được hưởng 6 tuần nghỉ có lương khoảng 2500$ nữa, cho nên mẹ bầu sau sinh cũng sẽ có chế độ bên cạnh giúp sức khỏe và tinh thần mau chóng hồi phục rất nhanh.
Mang thai 7 tháng tăng 2kg, con vẫn phát triển vượt chuẩn
Bác sĩ dặn phải kiêng đồ tây sống trong thai kỳ nhưng bạn có kiêng khem thêm gì đặc biệt theo như quan niệm của các mẹ Việt Nam?
Do mình nghén nặng nên 4 tháng đầu thai kỳ mình hầu như có cách giống ăn mỗi thứ có thể, chỉ kiêng các món dễ gây co bóp tử cung như dưa thập, rau răm, rau ngót và các loại đầu sống tại.
Còn sau thời gian ốm nghén, bạn đã áp dụng chế độ ăn uống như thế nào?
Kể cả trong lúc ốm nghén mình vẫn cố gắng ăn nhiều nhất là rau, trái cây sau đó để đảm bảo trứng, thịt, cá, hải sản và một ít thực phẩm bẩn, bữa, bánh mì. Mình chia mỗi ngày ăn 3 phần rau, 2 phần trái cây hoặc nước ép, 2 phần thịt cá sữa, 1 phần tinh bột. Ăn vặt bằng rong biển sấy, các loại hạt và sữa chua.
Vì mình là huấn luyện viên nên mình đã tự rèn cho bản thân một chế độ ăn lành mạnh từ trước, đến khi có thai thì mình chỉ cần tiếp tục duy trì và tăng lượng thực ăn lên thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày theo tuần thai. Suốt 5 tháng đầu thai kỳ mình hoàn toàn không uống sữa vì nghén, đến tháng thứ 6 mỗi ngày mình chỉ uống 2 chai sữa tưới nhờ vì ở Mỹ không có sữa bầu.
Hiện tại, cân nặng của bạn đã tăng bao nhiêu so với lúc chưa mang bầu?
Hiện tại mang bầu 7 tháng, mình mỗi tăng 2kg.
Sau thời gian ốm nghén nặng, hiện Tracy Hồng Ngọc đã tăng 2kg.
Mẹ tăng cân ít như thế em bé phát triển như thế nào trong suốt thai kỳ?
Trong giai đoạn nghén em bé phát triển bình thường cón sau khi bắt nghén em bé đã phát triển vượt chuẩn của tuần thai. Bác sĩ khuyến khích mình nên tiếp tục giữ cách ăn uống hiện tại và tập luyện vì em bé phát triển rất ổn.
Đã là tháng thứ 7 thai kỳ, vậy chế độ dinh dưỡng bạn chuẩn bị gì cho lần vượt cạn này chưa?
Kiến thức cơ bản bạn thì mình đã chuẩn bị đầy đủ rồi và đang học hỏi thêm nhiều kiến thức về chăm sóc con. Mặc dù ở Mỹ mình không có người thân mà chỉ có chồng bên cạnh thôi nhưng mình không hề lo lắng vì mình luôn giữ suy nghĩ tích cực, tự bản thân mình để làm một người mẹ tốt.
Cảm ơn Tracy Hồng Ngọc về những chia sẻ rất bổ ích và chắc chắn bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn thành công!