7 Dấu Hiệu Không Nên Kinh Doanh Riêng

Spread the love

Khám phá 7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa nên bắt đầu kinh doanh riêng một cách vội vàng. Tìm hiểu để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Bạn đang suy nghĩ về việc bắt đầu kinh doanh riêng và thành lập một công ty cho riêng mình? Hãy dành một chút thời gian để đọc các dấu hiệu sau đây bởi nếu mắc phải một trong số đó sẽ khiến cho công việc kinh doanh của bạn khó khăn hơn gấp bội và đường đến thành công ngày càng xa vời.


1. Không thể đưa ra quyết định

Kinh doanh là quá trình bao gồm một chuỗi các quyết định mang tính quan trọng để giúp công ty tồn tại và tiếp tục phát triển. Điều này bắt buộc bạn không được chần chừ, thiếu quyết đoán và dễ dàng lung lay khi đối mặt với những quyết định lớn. Một người đứng đầu với quá nhiều cân nhắc, sợ hãi sẽ không thể tạo ra những giá trị hữu hình cũng như vô hình cho chính doanh nghiệp của mình.

Ngược lại, bạn cần có khả năng đưa ra quyết định, chuyển quyết định thành hành động và đối phó với những gì xảy ra với những gì bạn đã quyết định đó. Một nhà lãnh đạo thiếu quyết đoán thường lãng phí thời gian vào việc xem xét thời thế sẽ ra sao và vô tình bỏ lỡ nhiều cơ hội. Giống như Trưởng phòng Nhân sự CareerLink chia sẻ: Trong kinh doanh, mất quá nhiều thời gian đưa ra quyết định về cách hành động có nghĩa là bạn đã đánh mất cơ hội để tiến về phía trước.


2. Không thể chịu trách nhiệm

Điều thú vị nhất khi trở thành chủ doanh nghiệp là bạn sẽ được nắm mọi quyền hành và điều khó khăn nhất là bạn phải chịu trách nhiệm. Dù bất kỳ ai là người gây ra lỗi lầm thì trước hết là bạn cần phải “gánh” tất cả mọi thứ trong kinh doanh, dù tốt hay xấu. Khi xảy ra những sai phạm bạn không thể đổ lỗi cho nhân viên, hay cho rằng thị trường chưa đủ tiềm năng, nền kinh tế không diễn ra như mong đợi hay chỉ buông ra hai từ là “số phận”. Đó là khi bạn nhận ra rằng, mình không thể kinh doanh riêng với một thái độ như vậy. Do đó, hãy học cách nhẫn nại chịu trách nhiệm về những điều xảy ra trong cuộc sống của bạn trước khi bắt đầu sở hữu doanh nghiệp của riêng mình.


3. Tâm lý dễ bị kích động

Việc quản trị kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng đối với những người dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như suy nghĩ và hành vi trở nên bồng bột, tức thì dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Liệu bạn có thể tiến hành và thành công không nếu bạn liên tục bận tâm đến những lời nói ra vào không mang tính góp ý, khiến công việc trước mắt không được tập trung về chất lượng và tâm huyết? Nếu một trật tự ngoại nhĩ khiến bạn lo lắng không yên thì có thể bạn chưa đủ chuẩn bị tốt để điều hành một doanh nghiệp.


4. Không bao giờ đặt ra giới hạn của riêng bạn

Điều hành một doanh nghiệp là điều hấp dẫn nhiều người vì họ được trở thành chủ. Nếu lý do duy nhất bạn muốn kinh doanh là để được độc lập, không cần tuân thủ các giới hạn và làm việc tùy hứng thì cần xem xét lại. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ thấy rằng mình cần phải có sự quy định tạm, kỹ luật riêng, các quy tắc riêng và “sống” cùng với chúng. Điều đó không có nghĩa là bạn phải là người phát luật mỗi thứ xung quanh, chỉ chăm chăm con đường của mình mà cần xác định và kiềm chế các xu hướng không thực sự thuộc về mình để hoàn thành công việc và điều hành duy trì doanh nghiệp.


5. Không giữ lời

Trung thực là nền tảng và là yêu cầu thiết yếu cho thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn không thể tự tiễn hứa hẹn và phá vỡ lời hứa. Bạn không thể đưa ra các tiêu chí chất lượng sản phẩm để rồi không tuân theo. Sự tin tưởng là điều không thể thiếu trong mối quan hệ giữa khách hàng – doanh nghiệp, và bạn không thể xây dựng niềm tin mà thiếu đi sự trung thực.


6. “Nghiện” những điều quen thuộc

Nền kinh tế luôn luôn chuyển động, cách thức tiếp thị và kinh doanh đang thay đổi theo nhu cầu, phân phối, quy trình và công nghệ sản phẩm mỗi ngày. Vì vậy, nếu bạn thích “nướng nảu” trong sự thoải mái của những điều quen thuộc thì doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng chìm đắm trong hiện tại và “chết” trong tương lai gần. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần có khả năng buông bỏ sự quen thuộc, chấp nhận cải cách và đổi mới với sự thay đổi mỗi ngày.


7. Động lực duy nhất là tiền

Bạn chắc chắn có thể trở thành giàu có với tư cách là chủ doanh nghiệp, giống như nhiều người khác. Nhưng nhiều người cũng đã mất tiền để bắt đầu và điều hành doanh nghiệp. Nếu chỉ quan tâm đến tiền thì bạn sẽ thấy động lực của mình rất dễ dao động. Xây dựng một doanh nghiệp thành công cần có thời gian dài và thất bại là một phần trong quá trình đó. Vì vậy, bạn phải có động lực mạnh mẽ từ bên trong, khát khao thành công chạy bằng để luôn tiến về phía trước ngay cả khi không nhận được các khoản thù lao “béo bở”.

Trên đây là những dấu hiệu nên được đưa ra bởi nghiên cứu về liên hệ giữa hành vi và doanh nghiệp. Nếu bạn tự nhận thấy mình có khá nhiều điểm trong bài viết này thì có lẽ đã đến thời điểm bạn chưa nên kinh doanh vội. Hãy tiếp tục trau dồi và hoàn thiện bản thân để có được sự chuẩn bị tốt nhất, tránh những thất bại không đáng có trong quá trình kinh doanh riêng.


Cập nhật thông tin việc làm nhanh nhất tại:

https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh

Back To Top