6 Thói Quen Nấu Ăn Gây Ung Thư Ở Phụ Nữ Cần Sửa Ngay

Spread the love

Nắm vững 6 thói quen nấu ăn dưới đây để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn khỏi nguy cơ ung thư.


1. Nấu ăn xong lập tức tắt máy hút mùi

Khói nấu ăn hình thành khi đun nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao là yếu tố gây bệnh ung thư phổ biến. Những người phải nấu ăn thường xuyên trong thời gian dài có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn người bình thường.

Chưa kể tới chất kích thích có hại trong khói nấu ăn (nhất là từ các món chiên rán, nước dùng) còn gây buồn nôn, khó chịu ở mũi và gây chóng mặt, tức ngực.

Đối với những người có bệnh về đường hô hấp, khói này sẽ làm bệnh nặng hơn và gây ra bệnh hen suyễn và viêm phổi.

Nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong mà không biết rằng các độc tố vẫn còn lơ lửng một lượng khá lớn khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa.

Chính lượng khí thải này cũng góp phần tạo nên bệnh ung thư cho thành viên gia đình.

Do vậy tốt nhất sau khi nấu ăn xong 3-5 phút hãy tắt máy hút mùi để đảm bảo khí thải được hút hết ra ngoài. Bạn nên nhớ, khi nấu ăn nên đậy nắp vung để giảm khói, mở cửa sổ để khí thải tản khói bếp nhanh hơn.


2. Để dầu ăn nóng đến bốc khói khi chiên, xào

Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói vì suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn.

Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lửa đã trên 200 độ C.

Nhiệt độ cao không những phá hủy các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây ung thư.

Khi nhiệt độ của dầu lên quá cao, khói dầu ăn sẽ nhiễu hại hơn. Chúng ta đều biết rằng bụi mịn PM2.5 là có hại, nhưng chúng ta bỏ qua thực tế rằng khói nấu ăn cũng gây ra sự gia tăng đáng kể cho các loại bụi trong nhà, gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Các loại khí thải hình thành do nhiệt độ cao đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp loại là chất gây ung thư loại 2A, loại cao.


3. Hay làm các món chiên rán

Các loại thực phẩm chiên rán thường là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên ăn nhiều lại khiến nguy cơ ung thư tăng lên.

Thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao không những phá hủy thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide gây ung thư và các chất gây hại cho sức khỏe.

Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói” của dầu ăn, dầu sẽ bị cháy, bốc khói và có mùi khét.

Chuyên gia này khuyên rằng, gia đình nên sử dụng các dầu ăn và mỡ động vật. Trong đó, mỡ động vật dùng để rán, quay các món chiên, còn dầu ăn chỉ dùng để xào, trộn dầu dấm, salad, nấu canh, ướp thịt, cá.

Các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô liu… nên dùng để xào, ăn sống, ướp thực phẩm, giúp người sử dụng hấp thụ tốt các vitamin A,D,E,K có sẵn trong thực phẩm, bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.


4. Cho quá nhiều muối

Chế độ ăn nhiễm nhiều muối lâu dài làm tăng nguy cơ cao huyết áp và do đó dễ dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

Không chỉ làm tăng huyết áp, muối cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị rằng, người trưởng thành không nên ăn nhiều hơn 6 gram muối mỗi ngày.

Sự đậm đặc của các món ăn không phải là điều tốt cho sức khỏe. Bạn hãy “điều chỉnh” lại cho gia đình mình bằng cách giảm dần dần lượng chất mắm.

lâu ngày, mọi người sẽ quen với thói quen ăn nhạt và không yêu cầu phải thêm muối nữa.


5. Đun nấu lâu và không rửa sạch nồi, chảo nấu

Theo một nghiên cứu về chế độ ăn uống của Trung tâm an toàn thực phẩm Hồng Kông, nếu nhiệt độ càng cao và thời gian nấu càng dài thì càng có nhiều chất acrylamides (chất gây ung thư loại 2A) xuất hiện trong món ăn.

Ngoài ra, khi bạn làm các món như áp chảo chẳng hạn, dưa lượng thực phẩm bám vào bề mặt mà không được rửa sạch sẽ tạo thành các chất độc hại khi nó được đun nóng trở lại.


6. Dùng dầu ăn không đúng

Một số người thích dùng dầu ăn ép trực tiếp chưa tinh chế và cảm thấy rằng dầu đó tự nhiên, mỗi thêm và an toàn cho sức khỏe hơn.

Thế nhưng các loại dầu chưa tinh chế còn lẫn rất nhiều tạp chất, nên độ sôi của nó rất thấp và dễ dàng tạo ra nhiều khí thải khi đun nấu.

Chưa kể, trong trường hợp không có sự giám sát, những loại dầu ăn này có thể chứa chất aflatoxin, là chất gây ung thư loại 1.

Nhiều người lại tiếc không đổ dầu đã qua chế biến đi mà tiếp tục dùng để chiên, xào các thực phẩm khác. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng bởi dầu khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra acid béo chuyển hóa và sản phẩm oxy hóa lipid, nếu tiếp tục chịu nhiệt độ cao lẫn nữa sẽ sinh ra chất gây ung thư.

Back To Top