Người bệnh tiểu đường cần nắm rõ 5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng vào ban đêm để có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Tình trạng tăng đường huyết vào ban đêm thường xảy ra ở người bị bệnh tiểu đường. Mặc dù vẫn giữ lối sống khoa học để cố gắng duy trì mức ổn định như những bữa ăn khoa học, nhưng đôi khi vẫn khó tránh được tình trạng đường huyết tăng vọt vào những thời điểm nhạy cảm trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm.
Tăng đường huyết vào đêm thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cấp bách. Hầu hết những người bệnh tiểu đường không thể tránh khỏi việc mức đường huyết có thể tăng.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường, tăng đường huyết thường xuyên hoặc kéo dài – đặc biệt là mức rất cao (trên 250 mg/dl) – có thể gây ra những nguy cơ như: Gây tổn thương mạch máu và các dây thần kinh, gây ra các biến chứng nguy hiểm ở mắt, tim, thận và các cơ quan khác trên cơ thể.
Bạn cần nhớ, mức đường huyết cao còn có thể gây nhiễm toan ceton do tiểu đường. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và có thể để lại những di chứng nặng nề.
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo Đường Huyết Tăng Cao, Người Bệnh Tiểu Đường Cần Cảnh Giác
Đi vệ sinh nhiều lần
Một trong những cách để có thể lọc bớt lượng đường dư thừa khỏi cơ thể là thông qua đi tiểu. Khi có quá nhiều đường trong máu, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc bớt nó khỏi cơ thể và điều này khiến bệnh nhân phải đi vệ sinh nhiều lần trong đêm. Bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ làm suy giảm chức năng thận hoặc bàng quang, cả hai điều có thể dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều.
Ra nhiều mồ hôi
Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên bị nhiều mồ hôi. Các rối loạn chuyển hóa liên quan đến đường huyết có thể kích thích các tuyến mồ hôi quá mức. Nếu gối hoặc ga trải giường ướt đẫm mồ hôi sau khi thức dậy có thể là kết quả của lượng đường trong máu cao.
Ảnh minh họa
Tê bì chân tay
Lượng đường trong máu tăng cao khiến quá trình trao đổi chất cũng như lưu thông máu trong cơ thể chậm lại. Từ đó dẫn đến việc tay và chân thường xuyên xảy ra hiện tượng tê do không đủ lượng máu cung cấp. Chính vì vậy, nếu các chi có hiện tượng tê ngay khi đi ngủ, đây có thể là một tín hiệu của đường huyết cao.
Đói lạ vào đêm
Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường có thể khiến đường huyết tăng cao do suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoài việc thay đổi. Khi lượng đường trong máu tăng được thải ra bên ngoài do đi tiểu, các dưỡng chất sẽ mất đi khiến cơ thể cảm thấy đói.
Nhìn mờ, thị lực giảm
Người bệnh có cảm giác nhìn mờ mỗi thứ mờ đi vào ban đêm, khó đọc được chữ cái nhỏ. Điều này xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm hỏng mạch máu và dây thần kinh trong mắt. Bệnh vòm mạch có thể dẫn đến tình trạng tầm nhìn suy giảm, nhìn mờ.
Cách ngăn ngừa tăng đường huyết vào ban đêm
Ảnh minh họa
– Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày bạn nên tập thể dục ít nhất là 30 phút. Ngoài ra, bạn cũng nên dành động nhiều hơn như đi bộ, làm việc nhà…
– Quản lý lượng carb: Tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều carb, đặc biệt là carb xấu trước khi đi ngủ như bánh mì, kem, bánh ngọt…
– Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ có thể giúp quản lý lượng đường trong máu. Các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc, đậu.
– Uống đủ nước: Uống nước thường xuyên có thể bù nước cho máu, giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
– Quản lý lượng thực ăn giúp kiểm soát cân nặng: Điều này cũng có thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Để quản lý khối lượng thực ăn bữa ăn, bạn nên ăn chậm, uống đệm lượng thực phẩm vừa đủ.
– Theo dõi lượng đường trong máu: Bạn có thể theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên khi đi ngủ và ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm.