3 Nguyên Tắc Giúp Bố Mẹ Vượt Qua Khủng Hoảng Yêu Thương Cùng Con

Spread the love

Cách nuôi dạy con cái trong những giai đoạn khó khăn có thể giúp xây dựng sự tự lập, tự tin và tình cảm bền chặt giữa cha mẹ và trẻ.

Sinh ra một đứa con đã khó, nhưng nuôi dạy sao để trẻ phát triển trở thành một em bé tự lập, tự tin và hạnh phúc mới là thử thách thực sự. Nhiều bậc mẹ, phụ huynh thường cảm thấy đau đầu mỗi khi đối diện với sự bướng bỉnh của con.

Làm sao có thể tránh được cuộc chiến với một đứa trẻ luôn sẵn sàng chiến thắng bằng mọi giá trong mọi cuộc tranh luận? Làm thế nào để cùng con vượt qua các giai đoạn khủng hoảng trong hòa bình, yêu thương? Thực ra là bậc mẹ chỉ cần để ý một chút, chăm lại một chút, lắng nghe nhiều hơn là có thể cùng con giải quyết vấn đề mà tuyệt đối không phải là quát nạt, đánh đập.


Nguyên tắc 1: Để con được khóc

Khóc là biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ khi không bằng lòng với một việc gì đó. Trẻ có thể khóc rất nhanh, rất dễ dàng, nhanh quên như khi đang khó chịu, để nên ngay lập tức là điều gần như không thể.

Theo các nhà tâm lý học khi nghe tiếng khóc của một đứa trẻ, tim chúng ta sẽ đập nhanh, não sẽ thúc ép phải giải quyết vấn đề ngay. Và chúng ta thường có xu hướng làm trẻ nín khóc bằng cách đáp ứng ngay yêu cầu của trẻ hoặc cứ rằn rì như

“Nín ngay!”

hay

“Có im ngay đi không?”

để ép trẻ nín khóc.

Nhưng khi bị ép nín khóc, trẻ sẽ ấm ức. Chúng không học được cách làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình một cách tích cực. Đồng thời những cảm xúc tiêu cực bị đè nén lại sẽ khiến trẻ dần dần hình thành những hành động tiêu cực như đập phá, la hét…để thể hiện sự giận dữ của mình.

Bởi vậy thay vì quát mắng, hãy cho trẻ được khóc, được xả cảm xúc khổ cực của mình. Hãy cố gắng bình tĩnh và giao tiếp với con bằng một cách thật chất. Hãy cho con thấy rằng bạn đang cảm thông với cảm xúc bất an của con. Điều đó sẽ giúp trẻ an tâm và tin tưởng dù lúc đó bạn đang khóc.

Điều bạn tuyệt đối tránh là khi tức giận đừng nói một lời nào với trẻ. Việc bị bỏ mặc gào khóc mình là một trải nghiệm quá sức đối với trẻ. Điều đó sẽ dẫn tới những hậu quả về tâm lý rất lớn như chứng trầm cảm về sau này.


Nguyên tắc 2: Đối thoại với trẻ như hai người bạn

Bậc mẹ thường cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm hơn trẻ nên thường cho phép mình áp đặt quyền lực và mệnh lệnh lên trẻ. Một cuộc nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng:

“Quát, mắng không có tác dụng gì với trẻ, âm lượng càng lớn thì sẽ càng dễ làm trẻ mất tập trung.


Ngược lại, nếu bạn góp ý thân thiện với trẻ như kiểu góp ý chân thành giữa những người bạn thì trẻ sẽ dễ dàng lắng nghe hơn, khiến cho việc giáo dục con trở nên có hiệu quả hơn”.

Khi con tức giận, hãy luôn đặt mình vào vị trí của con và tạo ra những cuộc đối thoại mở. Hãy lắng nghe con nói nguyên nhân con khó chịu, hãy gửi đến những vấn đề của trẻ. Để nghị trẻ giải thích suy nghĩ, quan điểm của trẻ về sao lại mong muốn như thế.

Khi trẻ nói về quan điểm của mình có thể chính trẻ cũng nhận ra là mình đang yêu cầu vô lý ra sao. Ngược lại, bạn cũng hiểu được đứa trẻ đang yêu cầu trong suy luận của trẻ. Từ đó hai bên có thể thương lượng thay vì áp đặt quyền lực.


Nguyên tắc 3: Cùng trẻ tìm ra phương án giải quyết chỉ nói “Không”

Thay vì nói

Không

với đòi hỏi của trẻ, điều đầu tiên bậc bố mẹ nên làm là hỏi con về điều con muốn là gì và muốn giải quyết như thế nào. Đừng vội phủ định bất cứ điều gì, hãy để con được nói ra những mong muốn của mình.

Bậc mẹ cũng có thể hỏi ngược lại bé để bé phải suy nghĩ về vấn đề mà bé đang yêu cầu là nên đặt ra là như thế nào. Thông thường các câu hỏi kiểu này sẽ khiến bé phải suy nghĩ về vấn đề:

“Con thử nghĩ xem nếu con uống nước lạnh, có hỏng bị đau dạ dày không? Nếu có bạn đến chơi với con nhưng lại đòi lấy chiếc xe đạp của con về nhà mà không được sự đồng ý của con thì con sẽ thấy thế nào?”

Thường khi đặt vào tình huống thực tế, trẻ sẽ dễ dàng nhận ra hậu quả của các hành vi của mình, đồng cảm và dễ chấp nhận cách giải quyết mà bạn đưa ra hơn. Kể cả trong trường hợp bế tắc chưa thể nhận ra điều đó, hãy giữ bình tĩnh và đưa ra các phương án giải quyết có thể chấp nhận được.

Nếu điều đó không ảnh hưởng tới người khác hoặc không gây thương tích, chúng ta có thể xuôi nước để con làm. Đặc biệt cần hạn chế những câu như:

Con không được…

,

Con phải…

. Như vậy nỗi nói như vậy trẻ tạo ra tâm lý phản kháng, đòi hỏi phải nói được con thì mới là mẹ tốt.

Trong lúc con không nghe lời, điều quan trọng nhất bậc mẹ cần nhắc là bình tĩnh. Thay vì làm rộn thêm tình hình và chuỗi buộc mình vào người khác, bậc mẹ hãy luôn đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu và yêu thương trẻ. Đừng cố gắng kiểm soát con, kiểm soát vấn đề hay tâm lý phản kháng, việc truyền đạt cũng cần để con thấy mình mới là mẹ tốt. Khi hiểu được lý do đứng sau những cuộc “khủng hoảng” thì chúng ta nên bao dung hơn với các bạn nhỏ phả khong? Bởi vì ai cũng từng là trẻ con!

Trên đây chỉ là 3 trong số nhiều vấn đề mà buổi tọa đàm

Bố mẹ cũng từng là trẻ con

sẽ được chuyên gia trí tuệ tự nhiên Lê Hùng giải đáp trong sự kiện. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp phát động bộ sách cùng tên

Bố mẹ cũng từng là trẻ con

, vào chiều thứ Bảy – ngày 16/6 tại Trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội.

Back To Top