2 Cách Trồng Bầu Đơn Giản Để Có Trái Lớn Và Nặng Trĩu

Spread the love

Bầu là loại cây dây leo dễ trồng, cho ra trái thơm ngon, bổ dưỡng.

Bầu là cây dây leo, có tua cuốn phân nhánh như bí, mướp. Lá cây có hình tim rộng, lông mịn như nhung và dày, rộng hơn lá mướp. Cây ra hoa và đậu quả, quả bầu khi thu hoạch có màu xanh, thẳng dài và có đường kính khoảng 3 – 8 cm.

Trong bầu có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Quả bầu có thể nấu canh, xào luộc tùy thích, và lá non cũng có thể dùng làm canh rau rất ngọt, ngon và đậm đà.

Cách trồng bầu rất đơn giản, cây dễ chăm sóc, sinh trưởng và phát triển trong một khoảng thời gian ngắn là có thể thu hoạch được.



1.1. Thời vụ

Bầu có thể trồng và thu trái quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Việc trồng bầu đúng thời vụ sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện thời tiết thuận lợi để cho ra năng suất cao nhất.



1.2. Yêu cầu về đất trồng

Bầu là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất. Nhưng tốt nhất vẫn là những loại đất tơi xốp, phủ nhiều và pH nằm trong khoảng 6 – 7 như đất mùn, đất phù sa.

Nếu trồng bầu tại vườn nhà, có thể trộn thêm đất với một ít vỏ trấu, xơ dừa và phân động vật để bổ sung thêm lượng chất dinh dưỡng cho đất.



1.3. Mật độ trồng, thời gian trồng

– Mật độ trồng: Chia đất làm tưng hộc, mỗi hộc cần có kích thước là 50x50x30 cm và cách nhau ít nhất là 1m. Bên trong mỗi hộc này sẽ gieo khoảng 3-4 hạt bầu.

– Thời gian trồng: Thời gian trồng bầu chính vụ là từ đầu tháng 11 đến hết tháng 12. Thời tiết lúc này khá mát mẻ và không oi bức, nhiều mưa như trong mùa hè, do đó cây bầu sẽ nhanh chóng nảy mầm và phát triển rất nhanh chóng, cho ra quả sau khoảng 75 ngày trồng.

Có hai cách để trồng bầu, cách thứ nhất là trồng bằng hạt. Bạn nên tìm mua hạt bầu ở những cơ sở bán hạt giống có uy tín để đảm bảo về chất lượng.


– Xử lý hạt trước khi gieo:

+ Trước khi gieo cần ngâm hạt bầu vào nước ấm (nhiệt độ 40 độ C) trong khoảng 3 đến 6 tiếng để hạt nảy mầm được cao hơn.

+ Sau đó vớt ra để ráo, cho hạt vào một chiếc khay ẩm rồi cuốn lại cho thật kín

+ Để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng hơn 1 ngày để hạt nở, nảy mầm thì mới đem gieo hạt vào đất.


– Giá thể:

Giá thể thực chất là những xơ dừa, mùn cưa hoặc than bùn đã được làm sạch và phải khô. Đắp một lớp giá thể lên trên bề mặt hạt sau khi gieo hạt với mục đích là để tạo điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, tạo lớp bám vững chắc cho sự hình thành rễ cây.


– Gieo hạt:

Gieo hạt ở độ sâu từ 2 – 3 cm so với mặt đất. Sau khi gieo xong thì đắp một lớp giá thể lên trên bề mặt hạt rồi phun nhẹ nước lên trên. Không được tưới quá nhiều nước, nếu không hạt sẽ bị thối.


– Làm đất trồng:

Đất trồng bầu cần được cày xới sao cho tơi xốp để tạo độ thoáng, giúp bầu nhanh chóng phát triển và lan rộng hơn. Sau đó mới làm hộc để gieo hạt hoặc trồng cây bầu.


– Cách trồng bầu bằng cây con:

+ Khi cây bầu nứt mầm và ra được khoảng 2 – 3 lá to thì có thể tiến hành đem đi trồng tại vườn hoặc ruộng (có thể trồng bằng cây giống bán sẵn).

+ Mỗi hộc bầu trồng từ 3 đến 4 cây

+ Sau khi cho bầu vào hộc thì vun đất lên trên, đến khi nào đất được nén lại thành bầu thì ngừng, cuối cùng dĩ nhẹ lớp đất trên gốc cho hơi rảnh để giữ cho cây chắc chắn.



3.1. Tưới nước

Bầu là loại cây ưa nước, chính vì thế cần phải thường xuyên tưới nước cho cây sau khi trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Sau khi trồng bầu, phải tưới nước ít nhất 2 lần trong một ngày cho cây đủ ẩm. Khi cây ra hoa và trái thì cần tưới nước nhiều hơn bằng cách tăng lượng nước tưới cho cây lên gấp đôi trong mỗi lần tưới.



3.2. Phân bón

Khi bầu bắt đầu lên giàn (khoảng 60 ngày sau khi trồng) thì cần tiến hành bón thúc cho cây bằng phân đạm và NPK vào khu vực đất xung quanh gốc cây.

Muốn cây cho ra nhiều trái và trái bầu to khỏe thì cần thường xuyên bón thúc, tốt nhất là mỗi tuần một lần cho đến khi nào quả to bằng 2 đốt ngón tay thì thôi. Trong một vụ bầu, mỗi gốc bầu nên được bón ít nhất từ 1 – 1.5 kg phân hỗn hợp NPK.



3.3. Vun xới

Khi cây bầu dài khoảng 1m thì bắt đầu tiến hành khoanh dây vòng gốc, lấy đất chèn lên trên đốt thân cây bầu, cứ cách 2 đốt lại dùng đất chèn đến khi còn cách 20 cm tính từ ngọn bầu thì thôi.

Mục đích của việc làm này là để cho bầu ra nhiều rễ từ đốt, tăng diện tích tiếp xúc của thân với đất. Như vậy cây bầu sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Trong thời điểm này ta cũng vun thật nhiều đất lên trên gốc để bổ sung chất dinh dưỡng cho phần gốc bầu nuôi cây.



3.4. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại bầu gồm ruồi đục quả, rầy mềm và bọ rầy dưa, cần nhanh chóng tiến hành phun thuốc khi thấy các loại sâu bọ gây hại này xuất hiện trên lá và thân bầu. Khi trồng bầu cũng rất hay gặp phải hiện tượng cây héo dần đi và chết do virus hoặc nấm, cần phun thuốc để phòng ngừa hiện tượng này.



3.5. Làm giàn

Khi bầu được 1 tháng rưỡi 2 tháng thì bắt đầu làm giàn cho cây leo lên. Giàn bầu thường được làm bằng các dây thép mỏng được nối với nhau, cao khoảng 2 – 3m để thuận tiện thu hoạch và chăm sóc. Cần có một vài chiếc que nhỏ chắc chắn để nối ngọn bầu với giàn leo.



3.6. Bấm ngọn và tỉa cành, tỉa lá giàn

Việc bấm ngọn và tỉa cành chỉ được tiến hành sau khi thu hoạch để bầu tiếp tục cho ra quả ở những dây nhánh khác. Việc cắt tỉa cành lá là giàn có thể tiến hành bất cứ lúc nào sau khi cây ra quả.

Có hai cách trồng bầu đơn giản là trồng bằng hạt và bằng cây con.



3.7. Thu hoạch

Sau khi trồng bầu khoảng hẳn 70 ngày là có thể cho thu hoạch. Sau khi cây ra hoa, tầm 10 – 15 ngày là có thể hái bầu, lúc đó quả bầu sẽ dài khoảng từ 15 đến 50 cm tùy từng giống bầu.

Không nên để bầu quá già mới hái, bởi khi ấy ruột bầu bên trong đã khô cứng và mất nhiều chất dinh dưỡng, ăn sẽ kém ngon và còn khiến cây mau tàn.

Tuy tỷ lệ chất dinh dưỡng có trong bầu kém hơn các cây khác trong họ như nhưng thật sự thức quà thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Bầu có công dụng giải nhiệt, trị đục và chữa được những bệnh như đau thắt lưng và mụn nhọt.

Trong Đông y, người ta thường lấy hoa và hạt bầu phơi khô làm thuốc chữa bệnh.

Back To Top